Pages

Subscribe:

Thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp của Trung Quốc

Nông nghiệp

     Nông nghiệp Trung Quốc hơn hai mươi năm qua phát triển nhanh chóng và tương đối ổn định, năm 1978 sản lượng lương thực là 304,7 triệu tấn, năm 1987 là 402 triệu tấn, năm 1997 là 494,1 triệu tấn. Năm 1998, sản lượng thịt đạt 43,55 triệu tấn, thủy sản đạt 38,54 triệu tấn. Năm 1980, tổng   giá trị sản lượng của nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi) mới đạt 192,26 tỷ nhân dân tệ, đến năm 1996 đạt 2.342,6 tỷ nhân dân tệ. Năm 2008, sản lượng lương thực đạt 528,7 triệu tấn, sản lượng bông 4,49 triệu tấn, sản lượng thịt 53,3 triệu tấn vv…

     Với sự phát triển của nông thôn Trung Quốc, hàng trăm triệu nông dân đã chuyển từ trạng thái kinh tế tự cấp tự túc sang kinh tế hàng hóa. Nông nghiệp Trung Quốc phát triển tương đổi ổn định đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn nguyên liệu nông nghiệp cung cấp cho cácngành công nghiệp tăng lên góp phần tăng thêm nguồn hàng xuất khẩu.

Thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp của Trung Quốc

Về công nghiệp

     Để phát triển công nghiệp, Trung Quốc đã tiến hành cải cách thể chế và chính sách trong công nghiệp để tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển “của các loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Trung Quốc xác định doanh nghiệp nhà nước là trụ cột của hệ thống công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung.

     Trước năm 1994, nhà nước căn cứ vào tính chất sở hữu để áp dụngnhững chính sách khác nhau, thực tế cũng nảy sinh ra những mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các loại hình doanh nghiệp. Từ sau 1994, cải cách thể chế doanh nghiệp nhà nước được tiến hành trong điều kiện cácthành phần kinh tế được- cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động kinh doanh. Nhà nước tập trung vào quản lý các doanh nghiệp nhá nước then chốt, liên quan đến quốc kế dân sinh, các doanh nghiệp nhỏ cho phép bán, cho thuê hay sáp nhập, giải thể. Đồng thời, nhà nước đã xúc tiến thử nghiệm chế độ cổ phần một số doanh nghiệp vào những năm 1980: Đến 1993, các doanh nghiệp nhà nước thí điểm chế độ cổ phần đã lên tới 3,000 đơn vị. số công tycó cổ phiếu được mua bán trên sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến lên tới 196 công ty, trong đó có 33 công ty phát hành cổ phiếu,giátrị cồ phiếu trên thị trường đạt 400 tỷ nhân dân tệ. Mục đích việc thựchiện chế độ cổ phần là thu hút tiền vốn của nhân dân trong nước hay tiền vốn nước ngoài và góp phần chuyển đổi cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời làm tăng thêm tính hiệu quả củanó trong động. Đương nhiên, chế độ cổ phần luôn gắn với sự tham gia của nhiều chủ thể đầu tư.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đặc điểm kinh tế thị trường