Cải cách thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế
- Nhà nước Liên bang Nga tập trung vào cải cách nội thương, phá bỏ các rào cản nhàm tạo tiền để cho thương mại trong nước phát triển. Các doanh nghiệp, công dân được tự do buôn bán và xóa bỏ độc quyền kinh doanh thương mại của nhà nước.
- Về ngoại thương: chủ trương mở cửa rộng rãi để đẩy nhanh hoạt động xuất nhập khẩu với mục tiêu: i) Phục hồi và phát triển tiềm năng xuất khẩu, cài tiến cơ cấu xuất khẩu. ii) Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới; iii) Mở rộng ngoại thương gắn với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Năm 1991, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành và nhà nước đã chú ý hoàn thiện các chính sách tài chính, tín dụng, thuế để khuyến khích thu hút FDI. Nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế nên nguồn vốn nước ngoài vào CHLB Nga cũng đa dạng hơn: vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp tò các nhà đầu tư nước ngoài, từ các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế.
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, năm 1995 CHLB Nga đã nộp đơn gia nhập WTO và xúc tiến điều chỉnh cơ chế, chính sách, luật pháp theo hướng tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư cho phù hợp với thông lệ chung để tiến tới gia nhập WTO.
Cải cách chế độ sở hữu
Luật tư nhân hóa tháng 7-1991 đã cụ thể hóa toàn bộ những vấn dề pháp lý có liên quan đến tư nhân hóa: quyền sở hữu, định giá tài sản doanh nghiệp nhà nước, hình thức mua cổ phần, sử đụng nguồn vốn thu được từ bán các doanh nghiệp quốc doanh… Do vậy, đã tách nhà nước ra khỏi quá trình điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp pháp hóa sở hữu tư nhân, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Năm 1995, hơn 50% số doanh nghiệp đã được cổ phần hóa và đầu năm 1996 với 77,2% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được cổ phần hóa. Nhìn chung, tư nhân hóa những năm 1990 đã giải phóng nhà nước khỏi chức năng chủ sở hữu và hình thành các tầng lớp chủ sở hữu tư nhân trong xã hội và chính lực lượng này đã thúc đẩy cải cách kinh tế theo hướng tự do hóa của CHLB Nga.