Pages

Subscribe:

Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô theo hướng gượng ép

     Nhìn chung, đến năm 1937 chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa chiếm 98,7% số vốn sản xuất của toàn quốc, 99,8% sản lượng công nghiệp. 100% chu chuyển hàng hóa bán lẻ đã thuộc kinh tế xã hội chủ nghĩa, về phân phối hàng hóa tiêu dùng, nhà nước thi hành chế độ phân phối theo định mức bằng tem phiếu từ năm 1928 đến năm 1935 cho 46 triệu người.

     Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô cũng bộc lộ xu hướng gượng ép, Liên Xô muốn nhanh chóng thực hiện quốc doanh hóa, tập thể hóa nền kinh tế cùng với việc xóa bỏ tất cà các thành phần kinh tế phi xã hội chù nghĩa.

     Do vậy, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa với nông dân, nguyên tắc tự nguyện nhiều khi bị vi phạm, Việc cải tạo tư sản, tầng lớp phú nông biện pháp sử dụng phổ biến là bạo lực, cưỡng chế.

     Trong điều kiện ấy, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, đó là sự tập trung cao độ quyền lực kinh tế trong tay nhà nước. Kế hoạch hóa tập trung mang tính pháp lệnh, phương thức chủ yếu của kế hoạch là cấp phát và giao nộp… Thực tế vời cơ chế kế hoạch hóa tập trung cỏ mặt ưu việt là khả năng huy động thống nhất nguồn lực để thực hiện các mục tiêu chung cùa đất nước và các chính sách xã hội khác. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những hạn chế là làm mất đi sự năng động của nềnkinh tế trong phát triền, ít coi trọng sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị, tình trạng bao cấp và chủ nghĩa bỉnh quân trong phân phối đã không ta động lực lợi ích với người lao động. Xét về lâu dài, cơ chế kế hoạch hóa tạ trung nêu không được điêu chỉnh sê gây trì trệ cho phát triển.

Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô theo hướng gượng ép

Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

     Đại hội lần thứ XIV (tháng 12-1925) của Đảng Cộng sản Liên Xô đà đề ra chủ trương công nghiệp hóa xãhội chủ nghĩa, đánh dấu sự chuyển biến có ý nghĩa lịch sử trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đại hội đó được ghi vào lịch sử với tên gọi “Đại hội công nghiệp hóa”.

    Quá trình công nghiệp hóa ở Liên Xô đã điền ra theo ba bước:

    Bước thứ nhất – bước chuẩn bị (hai năm 1926-1927) hay còn gọi là bước lấy đà, chủ yếu cải tạo lại các xí nghiệp cũ và xây dựng mới các xí nghiệp vừa và nhỏ. Đến cuối năm 1927, nền công nghiệp Xô Viêt đã vượt xa nền công nghiệp nước Nga trước cách mạng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế là gì