Pages

Subscribe:

Trung Quốc phê phán quan điểm tả khuynh về kinh tế chính trị

     Về phương diện lý luận: Trung Quốc đã phê phán những quan điểm tả khuynh về kinh tế, chính trị của thời kỳ trước đây – nguyên nhân gây nên sự trì trệ về kinh tế – xã hội.

     Trung Quốc cho rằng, trong quá trình nghiên cứu, c. Mác đã có những dự đoán thiên tài về xã hội tương lai khi lực lượng sản xuất dạt tói trinh độ cao. Nhưng trên thực tế, công cuộc xây dựng “chủ nghĩa xã hội hiện thực” ở mỗi nước lại tiến hành trong điều kiện lịch sử khác nhau, đặc biệt với Trung Quốc nền kinh tế còn ở trình độ thấp.     Vì vậy, việc làm sáng tỏ đất nước đang ở giai đoạn nào của sự phát triển là vấn đề rất quan trọng. Bởi có như vậy mới xác lập được quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trước đây, Trung Quốc có xu hướng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, đặt đất nước vào tình trạng mà nó chưa đạt tới. Do vậy, đã áp đặt quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa “tiên tiến” vào điều kiện sản xuất thủ công lạc hậu. Hậu quả là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đó không những không tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn kìm hãm, thậm chí phá hoại sứcsản xuất. Từ đó, Trung Quốc cho rằng đất nước đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ. Giai đoạn này kéo đài khoảng 100 năm. Đây là thời gian để Trung Quốc thực hiện công nghiệp hóa, thương phẩm hóa, xã hội hóa và hiện đại hóa nền kinh tế.

Trung Quốc phê phán quan điểm tả khuynh về kinh tế chính trị

     Trung Quốc đã phê phán mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kéodài gây trì trệ cho nền kinh tế. Với mô hình ấy, nhà nước can thiệp vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế bằng những biện pháp hành chính mệnh lệnh đã không kích thích lợi ích vật chất, kích thích sự năng động, sáng tạo của các đơn vị kinh tế. Vì vậy có nhà nghiên cứu cho rằng, các xí nghiệp ở Trung Quốc tồn tại không đứng nghĩa của một đơn vịkinh tế mà thuần túy chỉ thực hiện chức năng phân phối phúc- lợi xã hội, trao lương, trao thưởng cho công nhân mà thôi. Chế độ phân phối mang tính bình quân chủ nghĩa đã không tạo động lực đối với người,lao động. Bộ máy nhànước mang, tính tập trung quan liêu, hệ thống tổ chức cồng kềnh, hiệu quả hoạt động thấp. Từ đó, Trung Quốc chủ trương tìm tòi mô hình kinh tế mới có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và phù hợp với điều kiện Trung Quốc.

     Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thừa nhận tình trạng đóng cửa lâu ngày nền kinh tế. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên trì trệ trong phát triển.

     Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng bế tắc đó, Trung Quốc đã tiến hành cải cách và mở cửa.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế hàng hóa