Pages

Subscribe:

Trung Quốc mở rộng quyền hạn và chế độ giao nộp lợi nhuận

     Từ 1978, nhà nước đã chú trọng mở rộng quyền hạn và chế độ giao nộp lợi nhuận với các doanh nghiệp nhà nước. Đến 1983, Trung Quốc đã thực hiện chuyển từ chế độ cấp phát sang chế độ “vay ngân hàng” đối với doanh nghiệp nhà nước. Năm 1984, cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước bước vào giai đoạn thực hiện chế độ khoán dựa vào nguyên tắc tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh.

     Mục đích làm sống động doanh nghiệp nhà nước, đưa doanh nghiệp hướng tới thị trường. Phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước đã chuyển từ quản lý trực tiếp thông qua kế hoạch mang tính pháp lệnh sang phương pháp quản lý gián tiếp là chính. Đến năm 1992, nhà nước chủ trương thông qua điều chỉnh mối quan hệ về quyền tài sản, thực hiện tách rời chức năng quản lý nhà nước và chức nàng kinh doanh của doanh nghiệp, lảm cho doanh nghiệp thực sự trở thành pháp nhân và chủ thể của thị trường. Thực hiện cơ chế nhà nước thống nhất sở hữu tài sản, chính quyền phân cấp quản lý, doanh nghiệp tự chủ kinh doanh. Năm 1994, nhà nước quyết định xây dựng thí điểm chế độ doanh nghiệp hiện đại bằng hàng loạt các biện pháp cải cách đồng bộ trên các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngoại thương v.v… Đến 1996, việc thí điểm chế độ doanh nghiệp hiện đại mở rộng ra cả nước. Đây là việc cải cách thể chế quản lý tài sản nhà nước, chế độ lao động và nhân sự, từng bước hoàn thiện chế độ bảo hiềm, đưa vào pháp quy thị trường các yếu tố sản xuất, đồng thời thúc đẩy sự di chuyển của các yếu tố sản xuất nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cải cách doanh nghiệp nhà nước.

     Kinh tế tư nhân với nhiều loại hình cũng được khuyến khích phát triển. Nhà nước đã quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư nhân. Theo quan điểm của Trung Quốc, kinh tế quốc hữu hay phi quốc hữu đều là những nhân tố tích cực trong phát triển kinh tế. Do vậy, nhà nước đã có các chính sách miễn giảm thuế, đơn giản thủ tục kinh doanh, tín dụng… nhằm khuyến khích đầu tư của tư nhân. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích đầutư nước ngoài và đầutư trong nước đã tạo nên sự biến đổi căn bản về loại hình doanh nghiệp, hình thức kinh doanh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp hợp tác liên doanh, doanh nghiệp cá thể, và các loại hình doanh nghiệp khác.

Trung Quốc mở rộng quyền hạn và chế độ giao nộp lợi nhuận

     Trong phát triển kinh tế, nhà nước đã thực hiện điều chỉnh phương hướng đầu tư giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Tính từ năm 1979, Trung Quốc đã giảm bớt quy mô và tốc độ phát triển của cống nghiệp nặng và tăng quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp nhẹ. Do vậy, cơ cấu của nền kinh tế đã bước đầu giảm được tỷ lệ mất cận đối giữa công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ 1991, Trung Quốc tham gia APEC. Xu thế tự do hóa thương mại và tự do hóa đầu tư đã buộc Trung Quốc gắn sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp vợi xu thế hội nhập. Việc phát triển cơ cấu ngành nghề được gắn với việc khai thác lợi thế so sánh trong trật tự phân công lao dộng quốc tế. Đầu tư trong công nghiệp bất đầu chú trọng vào một số ngành sử dụng nhiều vốn (công nghiệp nặng, hóa chất…) và một số ngành sử dụng kỹ thuật cao (viễn thông, điện tử, máytính…).


Thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp của Trung Quốc

Nông nghiệp

     Nông nghiệp Trung Quốc hơn hai mươi năm qua phát triển nhanh chóng và tương đối ổn định, năm 1978 sản lượng lương thực là 304,7 triệu tấn, năm 1987 là 402 triệu tấn, năm 1997 là 494,1 triệu tấn. Năm 1998, sản lượng thịt đạt 43,55 triệu tấn, thủy sản đạt 38,54 triệu tấn. Năm 1980, tổng   giá trị sản lượng của nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi) mới đạt 192,26 tỷ nhân dân tệ, đến năm 1996 đạt 2.342,6 tỷ nhân dân tệ. Năm 2008, sản lượng lương thực đạt 528,7 triệu tấn, sản lượng bông 4,49 triệu tấn, sản lượng thịt 53,3 triệu tấn vv…

     Với sự phát triển của nông thôn Trung Quốc, hàng trăm triệu nông dân đã chuyển từ trạng thái kinh tế tự cấp tự túc sang kinh tế hàng hóa. Nông nghiệp Trung Quốc phát triển tương đổi ổn định đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn nguyên liệu nông nghiệp cung cấp cho cácngành công nghiệp tăng lên góp phần tăng thêm nguồn hàng xuất khẩu.

Thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp của Trung Quốc

Về công nghiệp

     Để phát triển công nghiệp, Trung Quốc đã tiến hành cải cách thể chế và chính sách trong công nghiệp để tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển “của các loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Trung Quốc xác định doanh nghiệp nhà nước là trụ cột của hệ thống công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung.

     Trước năm 1994, nhà nước căn cứ vào tính chất sở hữu để áp dụngnhững chính sách khác nhau, thực tế cũng nảy sinh ra những mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các loại hình doanh nghiệp. Từ sau 1994, cải cách thể chế doanh nghiệp nhà nước được tiến hành trong điều kiện cácthành phần kinh tế được- cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động kinh doanh. Nhà nước tập trung vào quản lý các doanh nghiệp nhá nước then chốt, liên quan đến quốc kế dân sinh, các doanh nghiệp nhỏ cho phép bán, cho thuê hay sáp nhập, giải thể. Đồng thời, nhà nước đã xúc tiến thử nghiệm chế độ cổ phần một số doanh nghiệp vào những năm 1980: Đến 1993, các doanh nghiệp nhà nước thí điểm chế độ cổ phần đã lên tới 3,000 đơn vị. số công tycó cổ phiếu được mua bán trên sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến lên tới 196 công ty, trong đó có 33 công ty phát hành cổ phiếu,giátrị cồ phiếu trên thị trường đạt 400 tỷ nhân dân tệ. Mục đích việc thựchiện chế độ cổ phần là thu hút tiền vốn của nhân dân trong nước hay tiền vốn nước ngoài và góp phần chuyển đổi cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời làm tăng thêm tính hiệu quả củanó trong động. Đương nhiên, chế độ cổ phần luôn gắn với sự tham gia của nhiều chủ thể đầu tư.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đặc điểm kinh tế thị trường

Những thành tựu trong các lĩnh vực về nông nghiệp

     Chế độ khoán trong nông nghiệp ở Trung Quốc bắt đầu từ năm 1979 và đãtrải qua hai giai đoạn: từ 1979 đến 1983 là giai đoạn hình thành các hình thức khoán, từ 1984 trở đi là giai đoạn tiến tới hoàn thiện chế độ khoán tới hộ. Nhìn chung, tới năm 1984, 100% các đội sản xuất đã thực hiện chế độ khoán.

     Bên cạnh đó, Trung Quốc tiến hành sửa đổi chính sách đất đai ở nông thôn thích ứng với cớ chế thị trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai vừa là tài nguyên tự nhiên, vừa là tài sản. Mục tiêu chính sách đất đai nông thôn là tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển và sử dụng đất , có hiệu quả. Đo vậy, việc xây dựng chính sách ruộng đất ở nông thôn thích ứng với cơ chế thị trường trên cơ sở khoán hộ gia đình phải xác định rõ quyền sở hữu của tập thể, quyền sử dụng của nông hộ, cần bảo vệ quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai theo tinh thần luật pháp. Việc xây dựng cơ chế chuyển dịch đất đai có hiệu quả sẽ kết hợp tối ưu lao động, tiền vốn, kỹthuật, Quyền sở hữu và quyền sử dụng đều chịu sự chi phối, giám sát và bảo vệ từ phía luật pháp. Đất đai không thể tùy tiện chuyển sang-sử dụng. Với mục đích phi nông nghiệp, người kinh doanh tiếp nhận sự chuyển nhượng phải có điều kiện nhất định, số lượng chuyển nhượng bi hạn chế. Sự động của đất đai trong kinh tế thị trường là sự chuyển dịch sử dụng trên cơ sở đất đai công hữu và khoản hộ gia đinh. Do đó, nó không làm thay đồi tính chất sở hữu của đất đai vì nó khác với sự vận động đất đai trên cơ sở tư hữu.

Những thành tựu trong các lĩnh vực về nông nghiệp

     Trong điều kiện kinh tế thị trường, nông sản phẩm đều là hàng hóa nhừ các sản phẩm khác. Để giải quyết mâu thuẫn về quan hệ cung cầu nông sản phẩm, chính phủ đã xâydựng cơ ché ổn định thị trường nông sản phẩm. Hệ thống, trợ giá nông phẩm và cơ chế ổn định thị trường đã được hình thành nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của người nông dân. Nhà nước đã thiết lập quỹ rủi ro, xây dựng hệ thống dự trữ riêng và cơ chế điều tiết xuất nhập khẩu cho nông sản. Từ năm 1990, với chính sách tự do hóa giá cả nên giá nông phẩm trên thị trường về cơ bản do quan hệ cung cầu điều tiết.

     Để phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho sản xuất để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, nhà nước đã chú trọng đầu tư cho khu vực này. Năm 1984 chiếm 13,7% trong tổng số chi ngân sách tương đương 14,12 tỷ nhân dân tệ. Bên cạnh đó, nhà nước còn thi hành chính sách mở rộng tín đụng nông thôn. Sự trợ giúp về vốn đối với kinh tế gia đình là điều kiện để mở rộng tái sản xuất và áp dụng khoa học – kỹ thuật. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn chuyển mạnh sang kinh tế hàng hóa. Năm 1985, hệ thống hợp tác xã tín dụng nông thôn đã có mạng lưới rộng lớn gồm 406.518 đơn vị cơ sở.

     Trung Quốc còn chú ý kiện toàn hệ thống cơ quan phổ biến khoa học – kỹ thuật nông nghiệp theo các cấp chính quyền huyện, xã, thôn. Trong quá trình phát triển khoa học – kỹ thuật nông nghiệp, Trung Quốc chú ý kết hợp giữa phổ biến khoa học – kỹ thuật với xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội hóa và hoạt động theo phương châm: dựa vào phổ biến kỹ thuật để kinh doanh, đồng thời dựa vàokinh doanh để phổ biến kỹ thuật, kiên trì đi theo con đường tự tích lũy để phát triển khoa học – kỹ thuật.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế

Nông nghiệp là nền móng cho sự phát triển của nền kinh tế

     Từ sau Hội nghị trung ương lần thứ 3 khóa XI (1978), Trung Quốc đã coi “Nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân và nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trước mắt là tập trung tinh lực làm cho nền nông nghiệp lạc hậu mau chóng phát triển”. Với tinh thần ấy, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh phải quan tâm đầy đủ tới lợi ích vật chất của người lao động, phải trả thù lao cho xã viên theo số lượng và chất lượng lao động, kiên quyết chống chủ nghĩa bình quân trong phân phối.


     Trong nông nghiệp, chế độ đại công xã bị xóa bỏ, ở nông thôn Trung Quốc đã thực hiện chế độ khoán trong sản xuất nông nghiệp. Chế độ khoán thực chất là hình thức lao động hợp đồng, được ký kết giữa 3 bên: nhà nước, tập thể, hộ hay nhóm hộ nông dân; Sau khi ký kết, các đội sản xuất căn cứ vào kế hoạch của nhà nước và điều kiện cụ thể để giao ruộng đất và các tu liệu sản xuất cho các hộ hoặc nhóm hộ nhận khoán kinh doanh.


Nông nghiệp là nền móng cho sự phát triển của nền kinh tế


Chế độ khoán ở nông thôn Trung Quốc là hình thức cụ thể của việc tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất. Do vậy, người nông dânphát huy được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Qua thực tế, chế độ khoán đã làm cho kinh tế tập thể và hoạt động kinh doanh của gia đinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở bình đẳng, củng cố lợi thế hiện qua các hợp đồng kinh tế. Chế độ khoán có nhiều hình thức như khoán theo chuyên môn, tính thù lao theo sản lượng; khoán sản lượng tới tổ và tới hộ.


     Sự đa dạng về hình thức khoán có ưu điểm là nó phù hợp với tình hình phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng, những hình thức khoán nốicùng song song tồn tại và bổ sung cho nhau. Hình thức khoán tới hộ dần dần trở thành phổ biến. Qua diễn biến nông nghiệp ở Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy chế độ khoán mang tính phổ biến, vì nó phù hợp với yêu cầu củaquy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ củalực lượng sản xuất. Sự phù hợp này được xem xét trên 3 mặt: mức độ công hữu, hình thức tổ chức quản lý và phân phối. Do vậy, vệ quan điểm, Trung Quốc coi chế độ khoán không phải là kế sách tạm thời, mà mang tính lâu dài, căn bản đã đề cập tới vấn đề trọng yếu là cải cách thể chế quản lý trong nông nghiệp trên khắp các vùng nông thôn Trung Quốc bao la với hàng triệu nông dân. Vì vậy, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “Phải củng cố và hoàn thiện chế độ khoán tới hộ dưới nhiều hình thức, lấy kinh doanh gia đình làm chủ yếu”



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế là gì

Cơ cấu kinh tế Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa

     Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng giảm tuy giá trị tuyệt đối vẫn tăng, đồng thời tỷ trọng củacông nghiệp, dịch vụ tăng lên nhờ sự tăng trưởng với tốc độ cao của ngành công nghiệp và dịch vụ.

    Thực tế, trong thời gian đầu sau cải cách và mở cửa, phần lớn sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc được đóng góp bởi các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ trình độ thấp và theo hướng xuất khẩu của nền kinh tế. Tỷ lệ hàng công nghiệp trong tổng xuất khẩu năm 1980 không tới 50% nhưng năm 2008 đã tăng lên gần 95%. Theo thời gian, Trung Quốc đã từng bước leo lên những nấc thang công nghệ cao hơn và có sự đổi mới mạnh hơn trong một số ngành cụ thể như ngành điện tử và côngnghệ sinh học. Hàng công nghiệp xuất khẩu từ chỗ chủ yếu là các ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn như hàng may mặc, giày dép, sản xuất chơi… đã dần được thay thế bằng những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như các loại máy móc dùng cho văn phòng và thiết bị viễn thông. Ngoài ra, xuất khẩu thép và xe hơi cũng tăng nhanh. Hiện nay, ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò là xương sống củanền kinh tế Trung Quốc.

Cơ cấu kinh tế Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa

     Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của kinh tế dịch vụ ngày càng có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh, tế đất nước. Các loại hình kinh tế dịch vụ về tài chính, tiền tệ, thương mại, chuyển giao công nghệ, du lịch v.v… đã hình thành và phát triển theo yêu cầu mở rộng của kinh tế thị trường cũng như quá trình hội nhập và mở cửa. Trong giai đoạn 1978-1997, nhịp độ tăng trưởng bình quân của du lịch là 20%. Trung Quốc trở thành nước đứng thứ 8 trên thế giới về du lịch với thu nhập là 12,1 tỷ USD năm 1997. Thị trường vốn ở Trung Quốc cũng có những chuyển biến tích cực. Các ngân hàng chuyên doanh, các tổ chức kinh doanh hảo hiểm, uỷ thác và chứng khoán có sự tham gia của nước ngoài đã được hình thành. Năm 1998, bên cạnh 7 ngân hàng quốc hữu, 3 ngân hàng chính sách, Trung Quốc còn có gần 100 ngân hàng cổ phần, 170 ngân hàng nước ngoài, 239 công ty đầu tư tín dụng, 100 công ty chứng khoán. Các dịch vụ về khoa học – kỹ thuật cũng được chú trọng phát triển và có những đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới cồng nghệ, nâng cấp hiện đại hóa công nghiệp. Trung Quốc cũng chú ý xuất khẩu kỹ thuật ra nước ngoài, từ năm 1979 đến 1987, Trung Quốc đã xuất 200 hạng mục kỹ thuật với giá trị 220 triệu USD. Dịch vụ xuất khẩu lao động cũng đóng góp phần quan trọng vào thu nhập quốc dân củaTrung Quốc. Tính đến năm 1988, Trung Quốc đã xuất khẩu lao động tới 117 nước và khu vực, thu về 10,3 tỷ USD.

      Năm 2010, ngành nông nghiệp đóng góp 10,9% GDP, công nghiệp 48,6% và dịch vụ là 40,5%. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2010 chỉ còn 39,5% trong tổng số 812,7 triệu lao dộng làm việc trong khu vực nông nghiệp, còn 27,2% làm việc trong khu vực công nghiệp và 33,3% trong khu vực dịch vụ.

     Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Trung Quốc diễn ra đúng hướng, nó phù hợp với một quốc gia có nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp đang vươn lên trong quá trình công nghiệp hóa. Đó chính là kết quả của quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và những định hướng đúng đắn về thực hiện chiến lược công nghiệp hóa theo hướng mở cửa hội nhập.

     Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cơ cấu thành phần kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch. Tỷ họng của bộ phận kinh tế quốc hữu có xu hướng giảm xuống trong khi tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân đã tăng lên.

     Nhờ chính sách cái cách và mở cửa, hơn 400 triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh nghèo đói khi công cuộc cải cách và mở cửa được đầu từ những năm 1980. Theo thời gian, sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế đã kéo theo sự gia tăng liên tục của GDP bình quân đầu người tiêu tổng hợp nhất về trình độ phát triển. Các dữ liệu cho thấy GDP bình quân đầu người củaTrung Quốc đã tăng từ 155 USD vào năm 1978 đến hơn 4.000 USD năm 2010. Đó là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vị một số chi tiêu phát triển khác.


Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng liên tục với tốc độ cao

     Theo con số thống kê chính thức, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc ở mức cao. Giai đoạn 1979-1997 bình quân hàng năm đạt 9,8%. Tuy cũng có những khoảng thời gian tốc độ tăng trưởng kinh tế củaTrung Quốc giảm sút như các năm 1981, 1989-1990: năm 1981 là 5,2%, năm 1989 là 4,1%; năm 1990 là 3,8% nhưng kinh tế Trung Quốc đã nhanh chóng lấy lại tốc độ tăng trưởng cao.

     Giai đoạn 1998-2003 đạt 8,7% và giai đoạn 2003- 2008 đạt 10,8%. Đáng chú ý là từ năm 2003, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 2 con số và duy trì được mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước trong 5 năm liên tiếp. Nhờ đó, ngay năm 2008, trong khi ở nhiều nước tăng trưởng kinh tế âm nhưng Trung Quốc vẫn được xem là nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới, theo con số thống kê đã điều chỉnh, tốc độ tăng GDP của Trung Quốc đạt 9,6%. Năm 2009 và 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tương ứng là 9,2% và 10,3%.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng liên tục với tốc độ cao

     Điều đáng chú ý là từ năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan tỏa ra cả thế giới. Khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh và làm giảm bớt đà tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Trung Quốc. Thực tế, trong những năm gần đây, gần một nửa sản lượng đầu ra của Trung Quốc có nguồn gốc từ gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng. Chính sự sụt giảm nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ và nhiều quốc gia khác đã tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu giảm lần đầu tiên sau hơn 7 năm. Ngay trong năm 2007, thặng dư xuất khẩu sang Mỹ chỉ còn 5,9 tỷ USD trong khoản thặng dư thương mại lên tới 262,2 tỷ USD của Trung Quốc. Do thị trường xuất khẩubị co hẹp, nhiều nhà máy sản xuất các sản phẩm xuất khẩu bị đóng cửa, song thất nghiệp ở Trung Quốc cũng gia tăng nhanh chóng. Sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ là một nhân tố dẫn đến sự đóng cửa của khoảng 67.000 nhà máy sản xuất các đồ điện gia đình ở tỉnh Quảng Đông trong năm 2008. Khoảng 70 triệu lao động ở các thành phố đã phải trở về quê do mất việc làm vào đầu năm 2009.

     Trước thực trạng đó, chính phủ Trung Quốc đã có hàng loạt các chính sách và biện pháp để ngăn chặn những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoải kinh tế toàn cầu với nền kinh tế quốc dân. Do có nguồn ngân sách thặng dư, cộng thêm với chính sách tăng lãi suất để hạ nhiệt tăng trưởng trước đó, chính phù Trung Quốc có thể áp dụng các chính sách thông thường để kích thích tăng trưởng như hạ lãi suất, tăng chi tiêu chính phủ, nới lỏng tín dụng, kích thích người tiêu dùng chi tiêu… Tháng 10 năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã thông báo kế hoạch kích cầu trị giá 4000 tỳ Nhân dân tệ, tương đương 586 tỷ USD cho hai năm, ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Kế hoạch kích cầu của Trung Quốc gồm 10 khoản mục chi tiêu, bao gồm xây dựng và mở rộng các dự án đường sắt khoảng 200 tỷ USD, đường cao tốc, sân bay, tàu điện ngầm và các nhà máy điện nguyên từ. Chính phủ Trung Quốc cũng cam kết tăng đầu tư cho hệ thống y tế, giáo dục, xây dựng nhà ở xã hội, tạo thêm việc làm và các chính sách phúc lợi xã hội khác. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn thực hiện chính sách miễn giảm thuế để kích thích chi tiêu. Cùng với chính sách gia tăng chi tiêu công và giảm thuế, Trung Quốc đã thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng thông qua việc điều chỉnh lãi suất và tỷ lệ dự trừ, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành một loạt các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.

     Nhìn chung, các chính sách và giải pháp mà chính phủ Trung Quốc đưa ra nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu là khá kịp thời, phù hợp với điều kiện cụ thể củaTrung Quốc cũng như phù hợp với mục tiêu của Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn. Một mặt, nó cố thể ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế khỉ xuất khẩu giảm mạnh, mặt khác tận dụng chính những cơ hội từ khủng hoảng đê tái cấu trúc nền kinh tế và tạo các yếu tố nền tảng cho phát triển kinh tế trong dài hạn.Với sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, quy mô củanền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua nhiều nước phát triển và trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới và trong khu vực. Năm 2010 Trung Quốc đãvượt qua Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Có thể nói rằng thành công trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là đáng kinh ngạc, Zachary Karabell là tác giả cuốn sách Superfusion đã nhận xét: “Trong một thập kỷ qua, kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng chưa từng có, khiến nhiều nhà phân tích phương Tây dự báo sự tăng trưởng đó không bền vững. Nhưng giờ đây, kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ từ khủng hoảng, và tất cả những gì mà các nhà phân tích có thể bàn chỉ là, bao giờkinh tế Trung Quốc dừng lại”. Nhiều tập đoàn doanh nghiệp Trung Quốc đã vươn lên trở thành các tập đoàn hàng đầu thế giới. Trong số 500 công ty đứng đầu thế giới do Fortune Global (Mỹ) xếp hạng năm 2002 có 11 công ty Trung Quốc, năm 2009 có 37 công ty Trung Quốc. Trong số này có 3 công ty nằm trong danh sách 20 công ty đứng đầu thế giới là công ty Sinopec với thu nhập 207,8 tỷ USD xếp thứ 9, công ty China National Petroleum với thu nhập 181,12 tỷ USD xếp thứ 13 và công ty State Grid với thu nhập 164,13 tỷ USD xếp thứ 15.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: học thuyết kinh tế

Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa

 Thực hiện chỉnh sách mở cửa

     Hội nghị lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (9-1982) đã khẳng định: “Chính sách mở cửalà đường lối chiến lược không thay đổi, là một điều kiện cơ bản để hiện đại hóa”.

     Trước tiên, Trung Quốc thành lập một số đặc khu kinh tế và tiếp sau đó, từ những năm 1980 mở cửa các thành phố ven biển, các thành phố dọc các con sông lớn với nhiều ưu đãi để phát triển hoạt động ngoại thương

Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa

và kích thích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh.


     Đặc biệt từ 1992, Trung Quốc chủ trương đẩy nhanh nhịp độ mở cửa nhằm thu hút vốn và tranh thủ khoa học – kỹ thuật của nước ngoài. Cơ chế chính sách ngoại thương đã có sự thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Trung Quốc tích cực đàm phán để gia nhập WTO. Trung Quốc đã ban hành nhiều điều luật và chính sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

     Trên đây là những nội dung cơ bản về cải cách và mở cửa ở Trung Quốc. Thực chất quá trình cải cách và mở cửa ở Trung Quốc chính là quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Thực tế, nó đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, làm sống động nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực.

Những thành tựu cơ bản

     Hơn 30 năm qua, công cuộc cải cách và mở cửa đã tạo nên sự phát triển sống động của nền kinh tế Trung Quốc. Đó cũng là thời gian thế đã được chứng kiến một sự phát triển vượt bậc của kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là việc duy trì tăng trưởng kinh tế liên tục trong suốt thời gian dài.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các học thuyết kinh tế

Trung Quốc thực hiện công nghiệp hóa và điều chỉnh cơ cấu kinh tế

     Trung Quốc đã chuyển thứ tự ưu tiên phát triển từ công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ – nông nghiệp sang nông nghiệp – công nghiệp nhẹ – công nghiệp nặng. Trong đường lối phát triển công nghiệp, Trung Quốc rất coi trọng vấn đề hiện đại hóa, coi hiện đại hóa công nghiệp là tiền đề để hiện đại hóa các ngành kinh tế khác. Hiện đại hóa công nghiệp bao gồm hai mặt là hiện đại hóa công nghệ và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế. Trong quá trình ấy, tăng cường lấy nông nghiệp làm cơ sở cho phát triển và công nghiệp nặng phải hỗ trợ cho công nghiệp nhẹ tăng trưởng ổn định.


Trung Quốc thực hiện công nghiệp hóa và điều chỉnh cơ cấu kinh tế


     Từ những năm 1990, đặc biệt khi bước sang thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc chú trọng phát triển những ngành công nghiệp hiện đại và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Trung Quốc nhấn mạnh, đặc trưng chủ yếu của mô hình công nghiệp hóa mới của Trung Quốc trong thời đại kinh tế tri thức là phải dựa vào các ngành khoa học mũi nhọn, trước hết là tin học. Trung Quốc coi “tin học hóa là sự lựa chọn tất yếu” để nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa; kiên trì“lấy tin học hóa lôi kéo công nghiệp hóa, lấy công nghiệp hóa thúc đẩy tin học hóa”; thực hiện mô hình công nghiệp hóa mới với hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, hiệu quả kinh tế tốt, tiêu hao tài nguyên thiên nhiên thấp, giảm ô nhiễm môi trường… Trung Quốc đưa ra nguyên tắc Cơ bản là xây dựng kinh tế phải dựa vào khoa học và công nghệ. Do vậy, sự phát triển khoa học – công nghệ kể cả trước mắt và dài hạn phải hướng vào công nghiệp hóa. Trong đường lối công nghiệp hóa Trung Quốc cũng chú trọng đến chiến lược phát triển bền vững và việc khai thác sức mạnh của Hoa kiều ở nước ngoài.


     Đồng thời, Trung Quốc cũng chú trọng phát triển công nghiệp – các xí nghiệp hương trấn. Phương châm của Trung Quốc là “ly bất ly hương” nhằm tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho nông dân và ổn định đời sống nông thôn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế thị trường là gì

Trung Quốc xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

     Trong giai đoạn đầu cải cách, Trung Quốc chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa, về vấn đề này, quan điểm của Trung Quốc cho rằng, trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không phải do kế hoạch điều tiết đơn nhất, mà có thể thực hiện sự kết hợp giữa kế hoạch với thị trường. Trung Quốc coi đây là một kết luận cơ bản rút ra từ thực tiễn xây dựng kinh tế trong những năm qua.

     Đường lối kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khẳng định kinh tế xã nội chủ nghĩa là “kinh tế hàng hóa có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu” và “thực hiện kinh tế kế hoạch cùng với việc vận dụng quy luật giá trị và phát triển kinh tế hàng hóa không phải là bài xích nhau, mà là thống nhất với nhau. Đối lập chúng với nhau là sai lầm Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp nhằm chuyển dần vai trò điều tiết trực tiếp của kế hoạch sang điều tiết gián tiếp thông qua thị trường.

Trung Quốc xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

     Từ tháng 10 năm 1992, tại Đại hội XIV, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dứt khoát lựa chọn thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của cải cách kinh tế. Theo quyết định này, để xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc đã tiến hành cải cách giá cả, tỷ giá. thuế… và hướng tới hình thành đồng bộ các toại thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường công nghệ thông tin, thị trường bất động sản v.v… để cơ chế thị trường hoạt động thông suốt. Nhà nước chuyển từ điều hành trực tiếp sang gián tiếp thông qua các công cụ kinh tế và pháp luật. Trung Quốc cũng tiến hành cải cách thể chế chính trị, kiện toàn chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế, phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của nhà nước, tinh giản bộ máy quản lý. Trong xây dựng đội ngũ cán bộ, tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của họ được đánh giá bằng lòng nhiệt thành, quyết tâm và những hành động có hiệu quả trong cải Cách.


Khôi phục và duy trì một nền kinh tế nhiều thành phần ở Trung Quốc

     Quan điểm của Trung Quốc cho rằng, trong điều kiện cụ thể, nền kinh tế không phải càng thuần khiết xã hội chủ nghĩa càng tốt, càng công hữu càng tốt, các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa không phải càng quy mô lớn càng tốt, mà cần đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong điều kiện lấy chế độ công hữu làm chủ thể, quy mô sở hữu phải dựa vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

     Như vậy, sự đổi mới về nhận thức đã phá bỏ đi những quan niệm truyền thống và xác lập quan niệm mới là kết cấu của chế độ sở hữu phải do tính chất của sức sản xuất quyết định. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn và xác lập các hình thức sở hữu không thể xuất phát từ ý tưởng chủ quan, mà phải do tính chất khách quan của lực lượng sản xuất quyết định. Chính trên cơ sở ấy mới nâng cao hiệu quả của sản xuất, khai thác tốt mọi tiềm nặng cho sự phát triển kinh tế. Đồng thời, trong đổi mới nhận thức về chế độ sở hữu dưới chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc cũng phá bỏ quan niệm truyền thống là giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh “càng thống nhất càng tốt” để xác lập quan niệm mới là quyền sở hữu và quyền kinh doanh có thể tách ròi nhau. Thực chất của chủ trương này nhằm giải phóng sức sản xuất xã hội và tạo môi trường cho kinh tế hàng hóa phát triển.

Khôi phục và duy trì một nền kinh tế nhiều thành phần ở Trung Quốc

     Ở Trung Quốc, thời gian qua đã hình thành nhiều loại hình sở hữu cùng tồn tại và đan xen với nhau, trong đó công hữu là chủ thể.

      Từ chủ trương khôi phục và duy trì nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, các hình thức kinh tế tư bản nhà nước cũng được chú trọng. Trung Quốc đã áp dụng chính sách khoán không chỉ trong nông nghiệp, mà cả trong lĩnh vực công thương nghiệp. Trung Quốc cho phép giải thể những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và thi hành chế độ hợp đồng lao động. Trung Quốc coi đây là một tác động quan trọng cho sản xuất phát triển. Quá trình cải cách doanh nghiệp ở Trung Quốc còn gắn liền với ứng dụng tiến bộ khoa học –kỹthuật. Thực tế nó sẽ không tránh khỏi việc điều chuyển lao động, nảy sinh thất nghiệp nhưng về cơ bản có lọi cho các doanh nghiệp về áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế. Trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần và phát triển kinh tế thị trường cần kết hợp phân phối theo lao động và phân phối theo yếu tố sản xuất; cho phép cổ vũ một bộ phận người dân, một số vùng được giàu lên trước bằng con đường kinh doanh hợp pháp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thành phần kinh tế

Trung Quốc phê phán quan điểm tả khuynh về kinh tế chính trị

     Về phương diện lý luận: Trung Quốc đã phê phán những quan điểm tả khuynh về kinh tế, chính trị của thời kỳ trước đây – nguyên nhân gây nên sự trì trệ về kinh tế – xã hội.

     Trung Quốc cho rằng, trong quá trình nghiên cứu, c. Mác đã có những dự đoán thiên tài về xã hội tương lai khi lực lượng sản xuất dạt tói trinh độ cao. Nhưng trên thực tế, công cuộc xây dựng “chủ nghĩa xã hội hiện thực” ở mỗi nước lại tiến hành trong điều kiện lịch sử khác nhau, đặc biệt với Trung Quốc nền kinh tế còn ở trình độ thấp.     Vì vậy, việc làm sáng tỏ đất nước đang ở giai đoạn nào của sự phát triển là vấn đề rất quan trọng. Bởi có như vậy mới xác lập được quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trước đây, Trung Quốc có xu hướng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, đặt đất nước vào tình trạng mà nó chưa đạt tới. Do vậy, đã áp đặt quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa “tiên tiến” vào điều kiện sản xuất thủ công lạc hậu. Hậu quả là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đó không những không tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn kìm hãm, thậm chí phá hoại sứcsản xuất. Từ đó, Trung Quốc cho rằng đất nước đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ. Giai đoạn này kéo đài khoảng 100 năm. Đây là thời gian để Trung Quốc thực hiện công nghiệp hóa, thương phẩm hóa, xã hội hóa và hiện đại hóa nền kinh tế.

Trung Quốc phê phán quan điểm tả khuynh về kinh tế chính trị

     Trung Quốc đã phê phán mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kéodài gây trì trệ cho nền kinh tế. Với mô hình ấy, nhà nước can thiệp vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế bằng những biện pháp hành chính mệnh lệnh đã không kích thích lợi ích vật chất, kích thích sự năng động, sáng tạo của các đơn vị kinh tế. Vì vậy có nhà nghiên cứu cho rằng, các xí nghiệp ở Trung Quốc tồn tại không đứng nghĩa của một đơn vịkinh tế mà thuần túy chỉ thực hiện chức năng phân phối phúc- lợi xã hội, trao lương, trao thưởng cho công nhân mà thôi. Chế độ phân phối mang tính bình quân chủ nghĩa đã không tạo động lực đối với người,lao động. Bộ máy nhànước mang, tính tập trung quan liêu, hệ thống tổ chức cồng kềnh, hiệu quả hoạt động thấp. Từ đó, Trung Quốc chủ trương tìm tòi mô hình kinh tế mới có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và phù hợp với điều kiện Trung Quốc.

     Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thừa nhận tình trạng đóng cửa lâu ngày nền kinh tế. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên trì trệ trong phát triển.

     Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng bế tắc đó, Trung Quốc đã tiến hành cải cách và mở cửa.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế hàng hóa

Nguyên nhân của việc cải cách kinh tế của Trung Quốc từ 1978 đến nay

     Tháng 12-1978, Hội nghị lần thứ 3 (khóa XI) của Đảng Cộng sản Trung Quốc ghi nhận sự kiện lịch sử quan trọng của Trung Quốc. “Hội nghị là bước ngoặt vĩ đại có ý nghĩa sâu xa trong lịch sử đất nước… Con đường mới xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được mở ra từ Hội nghị này”.

     Từ 1978 đến nay, qua các kỳ hội nghị và đại hội Đảng, Trung Quốc không ngừng phát triển tư duy lý luận làm phong phú nhận thức về con đường cũng như nội dung cải cách và mở cửa. Đặc biệt, từ 1992 Trung Quốc chính thức thừa nhận thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh nhịp độ cải cách và mở cửa, đồng thời thực hiện chiến lược tăng tốc trong phát triển kinh tế.

Nguyên nhân của việc cải cách kinh tế của Trung Quốc từ 1978 đến nay

Nguyên nhân

     Sau một thời gian dài tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặc dù cũng có những thành tựu nhất định nhưng cuối cùng đến thời điểm năm 1978, xã hội Trung Quốc đã rơi vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc và được người Trung Quốc gói gọn trong 3 chữ “tử, cùng”. Có nghĩa là nền kinh tế hoạt động như chết, người lao động thì lười biếng, cuộc sống thì khốn khó, cùng cực. Trong một đất nước đông dân nhất thế giới có đến 400 triệu người sống trong cảnh nghèo đói. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã tiến hành đánh giá lại toàn diện thực trạng kinh tế – xã hội, đồng thời xem xét lại hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Về phương diện thực tiễn: Trong nông nghiệp, 700 triệu nông dân với lao động thủ công là phổ biến, cơ sợ vật chất kỹ thuật thấp kém. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nhưng sản xuất lương thực không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong công nghiệp, trình độ kỹ thuật của nhiều ngành sản xuất còn lạc hậu mấy chục năm, thậm chí có ngành lạc hậu hàng trăm năm so với công nghiệp ở các nước phương Tây. Đặc biệt với công nghiệp nặng mặc dù được đầu tư nhiều nhưng hiệu quả rất thấp. Tình hình sản xuất công nông nghiệp như vậy nên trình độ xã hội hóa sức sản xuất rất thấp kém, kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nền kinh tế. Thực trạng kinh tế nói trên nếu tiếp tục dài sẽ đưa đất nước vào con đường bế tắc, khủng hoảng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế phát triển

Giai đoạn“Bốn hiện đại hóa” của Trung Quốc (1976-1978)

     Năm 1976, Trung Quốc chủ trương thực hiện “Bốn hiện đại hóa”: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học – kỹ thuật và quốc phòng. Thực tế, chương trình này được đưa ra khá sớm (năm 1964) nhưng tới năm 1977 mới được Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức thông qua tại đại hội lần thứ XI. Mục tiêu của “Bốn hiện đại hóa” thể hiện những tham vọng rất lớn. Trong giai đoạn đầu (1976-1985), phải tiến tới đạt được sản lượng thép 60 triệu tấn/năm, lương thực 400 triệu tấn/năm, Trung Quốc dự định đến năm 2000, sản lượng các loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu sẽ xấp xỉ và đuổi kịp các nước tư bản phát triển. Trung Quốc cho rằng trong khoảng thời gian 25 năm, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia hàng đầu của thế giới, có công nông nghiệp hiện đại, có quốc phòng và khoa học – kỹ thuật tiên tiến.

Giai đoạn“Bốn hiện đại hóa” của Trung Quốc (1976-1978)

     Thực hiện chủ trương trên, Trung Quốc cố gắng tăng nhanh tích lũy, đẩy mạnh nhập khẩu thiết bị và vay vốn của nước ngoài. Tỷ lệ tích lũy trong thu nhập quốc dân tăng lên tới 36,5%, Trung Quốc tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ bản, năm 1978 là 45 tỷ nhân dân tệ, bàng 1,5 lần năm 1977. Nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc chủ yếu tập trung cho những ngành công nghiệp hiện đại.

     Những diễn biến kinh tế ở Trung Quốc từ 1976 đến 1978 phản ánh sự nôn nóng, là quá trình tiếp nối chủ trương “Đại nhảy vọt” trước đây, Do vậy, dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế xét trên phương diện cơ cấu và hiệu quả. Trong thời gian thực hiện “Bốn hiện đại hóa”, tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp trong nền kinh tế có sự thay đồi, Nông nghiệp năm 1957 chiếm tỷ trọng 44%, năm 1978 chỉ còn khoảng 28%; tỷ trọng công nghiệp từ 56% tăng lên 72% trong tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp. Tình hình nông nghiệp giảm sút nên trong thời gian từ 1976-1978, hàng năm Trung Quốc phải nhập khẩu một lượng lương thực và thực phẩm chiếm 20% trong tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu.

      Trong công nghiệp, việc tập trung đầu tư cho công nghiệp nặng đã gây ra mất cân đối nghiêm trọng với công nghiệp nhẹ. Năm 1978, vốn đầu tư cho công nghiệp nặng chiếm 55,7%, trong khi đó công nghiệp nhẹ chỉ có 5,7% trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, tỷ trọng giữa các ngành công nghiệp cũng có sự thay đổi. Trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp thì công nghiệp nhẹ năm 1957 chiếm 54%, năm 1978 là 43%; tỷ trọng công nghiệp nặng từ 46% tăng lên chiếm 57%. Tình hình phát triển của công nghiệp nhẹ như vậy khiến cho hàng hóa tiêu dùng khan hiếm, đời sống sinh hoạt của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công nghiệp nặng có sự gia tăng về lượng nhưng chất lượng và hiệu quả thấp.

     Như vậy, chủ trương “Bốn hiện đại hóa” mà Trung Quốc đưa ra không phải là bài toán dễ dàng thực hiện. Trung Quốc đã nhận thức được chính sách nôn nóng không thể đem lại hiệu qủa kinh tế như mong muốn. Thực tế, những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, bố trí cơ cấu đầu tư đã tạo nên sự mất cân đối trong phát triển, đồng thời việc tập trung đầu tư cho phát triển công nghiệp nặng còn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân nói chung.

     Từ thực tế này, Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải cách và mở cửa trên cơ sở xem xét và đánh giá lại thực trạng của nền kinh tế.


Giai đoạn“Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966-1976)

      Năm 1966, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”. Trong giai đoạn “Đại cách mạng vằn hóa vô sản”, những chính sách kinh tế tả khuynh trước đây tiếp tục được áp dụng và gây ra những hậu quả tiêu cực cho sự phát triển của nền kinh tế.

     Trung Quốc lại tiếp tục tập trung đầu tư phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp quân sự. Thời gian này, chi phí quân sự thường chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm xã hội, chiếm 40% trong tổng ngân sách nhà nước. Tại một viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử của Trung Quốc có 300 cán bộ, nhưng chỉ có 20 người nghiên cứu phục vụ công nghiệp dân sự, số còn lại tập trung nghiên cứu phục vụ công nghiệp quân sự. Thời gian này, hàng triệu trí thức và sinh viên còn được đưa về lao động ở các vùng nông thôn gây rạ sự lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực.

Giai đoạn“Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966-1976)

   Trong nông nghiệp, các công xã nhân dân lại quay trở về với chính sách tăng cường xã hội hóa tư liệu sản xuất, sức lao động. Kinh tế phụ gia đình nông dân lại bị xóa bỏ. Hoạt động tài chính nhà nước được tăng cường thông qua đẩy nhanh tích lũy từ nông nghiệp nên đời sống của nông dân càng gặp nhiều khó khăn. Chính sách lao động mang tính cưỡng bức và phân phối bình quân ở các công xã khiến nông dân không còn hứng thú sản xuất.

   Như vậy, những chính sách kinh tế tả khuynh đã khiến cho sức sản xuất bị giảm sút nghiêm trọng, đồng thời còn gây nên những xáo trộn về kình tế – xã hội và nền kinh tế lại rơi vào tình trạng khủng hoảng. Thực tế qua ba năm đỉnh cao của giai đoạn “Đại cách mạng văn hóa vô sản”, sản lượng các loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Trung Quốc đều giảm sút hoặc không tăng.

   Tiềm lực công nghiệp của Trung Quốc trong một số ngành so vơi một số nước trên thế giới rất thấp kém. Sản lượng điện bình quân đầu người của Trung Quốc kém Mỹ 67 lần, kém Liên Xô 28 lần, kém Anh 32 lần; về sản lượng thép Trung Quốc kém Liên Xô 20 lần, kém Nhật Bản 32 lần v.v…

     Sản xuất nông nghiệp ngày càng tri trệ, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém Trong 47 triệu đội sản xuất, giá trị bình quân về vốn cố định cho mỗi đội khoảng 10.000 nhân dân tệ, trong khi giá một máy kéo loại 55 sức ngựa là 11.000 nhân dân tệ. Do vậy, năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người lao động thấp.

    Sản xuất công nông nghiệp trong tình trạng nói trên nên ngoại thương cũng giảm sút nhanh chóng. Năm 1971 kim ngạch ngoại thương chi bằng năm 1959 là 4,4 tỷ USD.

    Như vậy, những thảm họa kinh tế nói trên là hậu quả của chính sách và những biện pháp kinh tế tả khuynh, coi thường các quy luật kinh tế khách quan. Một số chính sách đề ra chưa phù hợp với hoàn cảnh. Điển hình như chế độ phân phối bình quân trong điều kiện sản xuất xã hội còn thấp kém nên không cỏ tác dụng kích thích lợi ích đối với người lao động. Chính xu hướng ấy đã đề ra thể chế tập trung quan liêu, bao cấp gây trì trệ cho nền kinh tế. Kết cục cuối cùng là chính trị, xã hội rối loạn, lòng dân ly tán.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đặc điểm kinh tế thị trường

Những chuyển mình trong thời kỳ 1958 – 1978 của Trung Quốc

     Từ năm 1958 tới năm 1978 là thời kỳ đầy biến động với kinh tế Trung Quốc do những chính sách kinh tế tả khuynh, duy ý chí được phản ánh qua các giai đoạn lịch sử,cụ thể: “Đại nháy vọt” (1958-1965), “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966-1976), “Bốn hiện đại hóa” (1976-1978). Những chính sách nói trên đã đưa nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng, mất cân đối nghiêm trọng.

 Giai đoạn “Đại nhảy vọt”(1958-1965)

    Vào tháng 9-1956, Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc đã họp và khẳng định lại đường lối xây dựng Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời còn phê phán những biểu hiện tả khuynh trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế của giai đoạn trước. Đại hội đề ra những chỉ tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1958-1962), như giá trị tổng sản phẩm xã hội sẽ tăng 75% so với năm 1957, trong đó công nghiệp gấp 2 lần, nông nghiệp tăng 35%. Sau đó, tình hình thực tế không như vậy. Tư tưởng Mao Trạch Đông đã chi phối toàn bộ đường lối phát triển kinh tế của Trung Quốc nên những mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1958-1962) đã được sửa chữa lại. Trung Quốc dự nâng sản lượng công nghiệp lên 6,5 lần, sản lượng nông nghiệp lên 2,5. Trong công nghiệp một số ngành được ra với mục tiêu rất cao như sản xuất thép tăng 18 lần, điện tăng 15 lần, xi măng tăng 10 lần v.v..,

Những chuyển mình trong thời kỳ 1958 – 1978 của Trung Quốc

      Để hướng tới những mục tiêu kinh tế nói trên, Trung Quốc phát động phong trào 3 ngọn cờ hồng: “Đường lối chung, đại nhảy vọt và công xỉ nhân dân”. Trong công nghiệp, Trung Quốc tập trung cao độ để phát triển nhưng ngành công nghiệp nặng như luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, điện lực V.V.. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn phát động phong trào toàn dân làm công nghiệp, toàn dân làm gang thép. Sản xuất thép được dưa lên hàng đầu, năm 1962 chỉ tiêu đặt ra là 10,5-12 triệu tấn, sau nâng lên 80-100 triệu tấn. Do tập trung phát triển công nghiệp nặng, nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng, thể hiện giữa công nghiệp với nông nghiệp; giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ; giữa quy mô xây dựng với khả năng kinh tế tài chính, vật tư kỹ thuật; giữa tích lũy và tiêu dùng. Trong thời gian này, khắp nông thôn Trung Quốc mọc lên hàng vạn lò luyện sát thép do nhân dân tự xây dựng. Sản xuất gang thép trong điều kiện như vậy nên chất lượng rất kém và hàng triệu tấn thép do nông dân luyện đúc không thể sử dụng được, gây lãng phí tiền vốn, sức lao động.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế

Nội dung kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc về sản xuất

Về sản xuất nông nghiệp.

   Phong trào cải tiến kỹ thuật và xây dựng các công trình thủy lợi đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Nhịp độ tăng hàng năm của nông nghiệp đạt 4,5%. Do vậy, sản lượng lương thực năm 1957 đạt 185 triệu tấn.

   Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957) của Trung Quốc đã thu được một số thắng lợi cơ bàn. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghía đã được xác lập phổ biến (chù yếu trên phương diện sở hữu) va được xác định đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển củanền kinh tế.

Nội dung kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc về sản xuất

Sản xuất công nông nghiệp đều có những tiển bộ.

    Tuy vậy, trong nền kinh tế Trung Quốc, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, lao động thủ công là phổ biến, năng suất lao động  thấp. Qua cải tạo xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đã được xác lập, nhưng trình độ tổ chức quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém. Xuất phát từ quan điểm cho rằng nền kinh tế càng thuần khiết xã hội chủ nghĩa càng tốt, quy mô các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa càng lớn càng tốt nên các loại hình kinh tế tư nhân ở Trung Quốc bị nhanh chóng xóa bỏ. Quan điểm ấy phản ánh khuynh hướng chủ quan, nóng vội, muốn hoàn thành nhanh chóng cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa thường chú trọng về quy mô, số lượng, ít chú ý đến chất lượng và hiệu quả. Chính quan điểm trên đã ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức, bước đi trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. Thực tế chỉ ra rằng, trong việc xác lập quan hệ sản xuất mới, cần phải nhận thức đầy đủ đặc điềm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phải thực sự tôn trọng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, vì cái đích trong cải tạo xã hội chủ nghĩa phải hướng tới sự phát triển của lực lượng sản xuất.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế là gì

Kế hoạch 5 năm lần thứ 1 về phát triển kinh tế của Trung Quốc

    Năm 1952, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối chung trong thời kỳ quá độ: ‘Trong một thời kỳ dài, dần dần thực hiện công nghiệp hóa xãhội chủ nghĩa, dần dần cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp.và công thương nghiệp tư bản theo hướng xã hội chủ nghĩa”1. Đồng thời, TrungQuốc dã vạch ra những nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957).

    Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trên quy mô lớn, từ thành thị tới nông thôn Với tất cả các đối tượng như nông dân, thợ thủ công, tiểu thương và công thương nghiệp tư bản tư doanh. Công cuộc cải tạo diễn ra với tốc độ nhanh và Cơ bản hoàn thành vào nửa đầu năm 1956: trong nông nghiệp vào năm 1956 có 96% số nông dân tham gia hợp tác xã, trong đó có 87% hộ nông dân tham gia hợp tác xã bậc cao.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 1 về phát triển kinh tế của Trung Quốc

    Như vậy, kinh tế xã hội chủ nghĩa đã chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế và tỷ trọng các thành phần kinh tế trong nền kinh tế Trung Quốc đã có sự thay đổi. Từ năm 1952-1957, trong thu nhập quốc dân, kinh tế quốc doanh tăng từ 19% lên 33%, kinh tế hợp tác xã từ 1,5% lên 56%, kinh tế công tư hợp doanh từ 0,7% lên 8% và cũng trong thời gian ấy, kinh tế cá thể giảm từ 73% xuống 3%, kinh tế tư bản tư doanh từ 7% giảm xuống 0,1%. Trong giai đoạn này, do chưa nhận thức đầy đủ tác dụng tích cực của kinh tế tư doanh và kinh tế cá thể ở thành thị và nông thôn nên việc đẩy nhanh cải tạo xã hội chủ nghĩa đã gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế sau này.

    Về phát triển kinh tế, Trung Quốc chủ trương thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với phương châm xây dựng và phát triển công nghiệp nặng làm trung tâm, gồm những ngành điện lực, than, gang thép, hóa chất v.v… Việc xây dựng công nghiệp đã được sự giúp đỡ nhiều mặt của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu với 200 công trình công nghiệp quan trọng được coi là xương sống của nền công nghiệp Trung Quốc. Tốc độ của sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18%.


Công nghệ hóa cổ điển tại các nước tư bản châu Âu

      Công đây hàng trăm năm cuộc cách mạng công nghiệp đã lần lượt đã diễn ra ở các nước phương Tây tư bản và khẳng định sự toàn thắng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Những diễn biến của cách mạng công nghiệp khi không chỉ dừng lại ở việc hình thành hệ thống công xưởng mà còn có ảnh hưởng lan tỏa đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế thì tự thân nó đã mang ý nghĩa của quá trình công nghiệp hóa. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển ở các nước tư bản Anh, Pháp, Đức… có những đặc điểm sau:

Công nghệ hóa cổ điển tại các nước tư bản châu Âu

     Thứ nhất, quá trình công nghiệp hóa diễn ra như một quá trình lịch sử tự nhiên. Trình độ thiết bị kỹ thuật trong sản xuất được thay đổi dần dần và cơ bản dựa trên kỹ thuật cơ khí. Thực tế, chính nhu cầu của thực tiễn sản xuất đã kích thích sự nghiên cứu, phát minh, chế tạo các công cụ máy móc cơ khí. Bước đi của quá trình này là từ các công cụ lao động thủ công lên nửa cơ khí và cơ khí. Khi máy móc đạt tới hoàn thiện và được sản xuất bằng chính máy móc đã đánh dấu một bước tiến căn bản, đó là hình thành một ngành công nghiệp mới – ngành chế tạo máy. Kỹ thuật cơ khí ra đời đã biến toàn bộ các hoạt động kinh tế – xã hội gắn với hệ thống công xưởng tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, việc thay đổi kỹ thuật trong sản xuất đã dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế và chính trong khu vực công nghiệp. Vị trí và vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế trước đây đã được thay thế bằng công nghiệp.

      Như vậy, nền sản xuất xã hội đã trải qua ba bước chuyển biến lớn. Trong đó, việc thay thế công cụ thủ công trong sản xuất bằng máy móc là bước thứ nhất của cuộc cách mạng kỹ thuật trong cách mạng công nghiệp. Bước thứ hai chính là sự ra đời của ngành công nghiệp sản xuất máy móc bằng máy móc hay công nghiệp cơ khí chế tạo, hình thành nền tảng vật chất kỹ thuật của nền sản xuất đại công nghiệp. Bước thứ ba là chuyển toàn bô nền sản xuất sang cơ sở kỹ thuật máy móc.   

      Thứ hai, công nghiệp hóa được thực hiện trong một cơ cấu kinh tế khắp/ kín hoàn bị. Quá trình công nghiệp hóa ở các nước tư bản được khởi âm té công nghiệp nhẹ như dệt, công nghiệp chế biến… Sự phát triển của ngành này một mặt đã tạo nhu cầu cung cấp nguyên liệu từ khu vực nông nghiệp truyền thống và do vậy, bản thân nông nghiệp cũng đòi hỏi phải tạo ra năng suất cao, sản lượng tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp. Từ đó cũng xuất hiện nhu cầu sản xuất ra các loại máy móc phục vụ hoạt động nông nghiệp nhằm giảm bớt chi phí, lao động và tăng năng suất, sản lượng, đặc biệt ở các trang trại và đồn điền tư bản. Mặt khác, chính nhu cầu mở rộng phát triển của công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của công nghiệp nặng. Chính nhu cầu về các loại máy móc, công cụ lao động mới phục vụ cho các ngành kinh tế đã đặt ra yêu cầu phát triển công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: học thuyết kinh tế

Sự xâm nhập về kinh tế của chủ nghĩa tư bản phương Tây

    Những hoạt động của tư bản phương Tây trên đất Trung Quốc diễn ra khá sớm, chủ yếu thông qua con đường thương mại từ thế kỷ XVI. Hoạt động ngoại thương của phương Tây được tăng cường đặc biệt vào thế kỷ XIX và ý đồ thôn tính, nô dịch được thực hiện bằng con đường du nhập thuốc phiện để đầu độc nhân dân Trung Quốc. Cuộc chiến tranh thuốc phiện (nha phiến) mà phương Tây áp đặt với Trung Quốc làm cho đất nước này mỗi năm mất đi 10 triệu lạng bạc. Sự xâm nhập về kinh tế của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã kéo theo sự xâm nhập về chính trị và quân sự.

    Các nước đế quốc đã phát động những cuộc chiến tranh để thôn tính Trung Quốc. Từ cuộc chiến tranh nha phiến năm 1840 đến chiến tranh Trung Nhật năm 1844, họa ngoại xâm đã bao trùm trên đất nước này. Trung Quốc đã phải kỷ những hiệp ước bất bình đẳng với Mỹ – Pháp (năm 1844); với Na Uy, Thụy Điển (năm 1847) v.v… Trung Quốc phải chịu cắt đất đai, chịu bồi thường chiến tranh, mở các thương cảng v.v… cho các nước đế quốc. Tính riêng trong cuộc chiến hanh với Anh (năm 1839-1840), Trung Quốc đã phải bồi thường 12 triệu USD.

Sự xâm nhập về kinh tế của chủ nghĩa tư bản phương Tây

    Như vậy, bằng các biện pháp bạo lực, các nước đế quốc đã nhảy vào xâu xé, phân chia những khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc, biến đất nước này thành xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Lịch sử kinh tế – xã hội của Trung Quốc trong thòi kỳ này diễn ra vô cùng phức tạp.

    Về kinh tế, tư bản Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật đã nhanh chỏng đầu tư xây dựng một số cơ sở công nghiệp ở Trung Quốc với các ngành dệt, khai 1 mỏ, chế biến nguyên liệu v.v… Riêng trong ngành khai thác than, năm 1913 sản lượng là 12.879.770 tấn, tới năm 1919 tăng lên 21.318.825 tấn.

    Nhìn chung, các nước đế quốc đã thao túng toàn bộ các ngành kinh tế quan trọng của Trung Quốc và đã biến nền kinh tế nước này trở thành bộ phận phụ thuộc trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, chính sự xâm nhập của tư bản nước ngoài đã từng bước phá vỡ cơ sở của nền kinh tế . , tự nhiên, nhiều ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống bị phá sản. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ đã bước đầu xâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội, kéo ị theo những biến đổi trong đời sống chính trị – xã hội ở Trung Quốc. Hai giai 1 cấp mới là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đã xuất hiện.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các học thuyết kinh tế

Khái quát tình hình kinh tế Trung Quốc

    Trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ,Trung Quốc đã trải qua hàng nghìn năm dưới chê độ phong kiến  thực dân phong kiến. Là một quốc gia đất rộng, người đông, địa hình dạng, tài nguyền thiên nhiên phong phú, nhưng sự thông trị của chế đo phong kiến và thực dân phong kiến đã kéo dài làm cho nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.

    Trước khi chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây xâm nhập, cơ sờ kinh tế của chế độ phong kiến Trung Quốc là nền kinh tế tự nhiên, nông nghiệp là nền tảng kinh tế, thủ công nghiệp phát triển phụ thuộc vào nông nghiệp và tồn tại chủ yếu với tư cách là nghề phụ trong gia đình. Sự gắn bó chặt chẽ giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp khiển cho phân công lao động xã hội kém phát triển, sản xuất hàng hóa phát sinh chậm chạp và kinh tế kéo dài trong tình trạng, tự cấp, tự túc. Tuy vậy, vào nửa đầu thế kỷ XIX, lĩnh vực công thương nghiệp ở Trung Quốc đã có những chuyển biến nhất định. Một vài yếu tố sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh.

Khái quát tình hình kinh tế Trung Quốc

    Trong thời gian này, Trung Quốc đã có tới ỉ.500 thành thị phong kiến. Thành phố Bắc Kinh cuối thế kỷ XVIII có 3 triệu dân và đã xuất hiện một số công trường thủ cồng với các nghề dệt vải, lụa, đồ sành sứ, chạm khảm v.v… Trong các ngành thủ công nghiệp bước đầu đã có sự phân công lao động, một sản phẩm như bỉnh sứ phải trải qua tay của 50 người lao động. Trung Quốc có những công trường thủ công với quy mô khá lớn, ở Giang Tô cỏ công trường thủ công của tư nhấn với 1.000 khung dệt lụa và 4.000 thợ. Xét trên bình diện chung của nền kinh tế, những nhân tố kinh tế mới xuất hiện còn nhỏ bé, yếu ớt.

    Do vậy, nó chưa đủ sức mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế và về cơ bản mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ kinh tế vẫn diễn ra trong khuôn khổ của nền kinh tế tự cấp, tự túc.

    Từ thế kỷ XVII, khi Trung Quốc cũng như hầu hết các quốc gia phương Đông khác đang chìm sâu trong đêm trường trung cồ thì các nước phương Tây đã lần lượt tiến trên con đường tư bản chủ nghĩa và thực hiện bành trướng thế lực sang phương Đông. Trước tình hình ấy, Trung Quốc đã sớm trở thành đối tượng thôn tính của đế quốc phương Tây.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế thị trường là gì

Đẩy mạnh các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

    Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế, CHLB Nga có chiến lược và chính sách phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế với sự kết hợp các nội dung sau:

-    Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ. Nâng cao tính năng động và sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Nga trên thị trường quốc tế.

-  Đẩy mạnh cài cách và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục cài cách để nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước.Hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp đê nâng cao hiệu quả, năng suất lao động và tính năng động trong điều kiện hội nhập.

Đẩy mạnh các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

-  Đổi mới mô hình phát triển, thay mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên bằng mô hình tăng trưởng dựa vào tri thức.

-  Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, xây dựng hệ thống tài chính quốc gia mạnh, duy trì sự ổn định của đồng Rúp.

    Trong những năm gần đây, do có những điều chỉnh về chiến lược và chính sách phát triển, nền kinh tế thị trường ở CHLB Nga đang được xác lập và từng bước hoàn thiện. Nhà nước bước đầu đã quản lý được nền kinh tế bằng các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô. Vì vậy, CHLB Nga đã ồn định được kinh tế vĩ mô, dần dần thoát ra khỏi tình trạng trì trệ khủng hoảng, cân bằng xuất nhập khẩu, cân bằng ngân sách, đồng tiền đã được tự do chuyển đồi, lạm phát được kiềm chế.

     Khủng hoảng làm suy giảm thương mại, đầu tư, đặc biệt ảnh hưởng tới xuất khẩu, lĩnh vực đầu tàu của nền kinh tế CHLB Nga và cũng đẩy các doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ nần và thiếu vốn trầm trọng. Theo số liệu của Ngân hàng trung ương Nga, đến 7-2008, tổng số nợ nước ngoài của Nga là 527,1 tỷ USD.