Những cải tiến, hoàn thiện ấy là chưa đủ và đưa nền kinh tế rơi vào khủng hoảng toàn diện, sâu sắc mặc dù đã sử dụng nhiều hơn những biện pháp quản lý gián tiếp thông qua các đòn bẩy kinh tế như giá cả, tỷ giá hối đoái… và kết hợp với mở rộng quyền tự chù kinh doanh cho tập thể của người lao động. Tuy nhiên, lối tư duy kinh tế của kế hoạch hóa tập trung, tầm cỡ và qui mô của những cải cách như vậy đã không đủ để xoay chuyển tình trạng kém hiệu quả và trì trệ của nền kinh tế.
Kinh tế Liên Xô giai đoạn cải tổ, cải cách (1986 – 1991)
Nội dung cải tổ, cải cách
- Về kinh tế: Loại bỏ chỉ tiêu pháp lệnh và thay thế bằng các định mức kinh tế dài hạn là đột phá lớn nhất. Việc lập kế hoạch sẽ được thay đổi căn bản gắn với hai cấp tức kế hoạch của trung ương và kế hoạch của xí nghiệp. Có cách nhìn nhận mới về thị trường với việc đưa quan hệ hàng hóa – tiền tệ một cách hữu cơ vào hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời chủ trương chống độc quyền, khuyến khích cạnh tranh. Liên Xô còn thực hiện cải cách giá cả bán buôn và giá cả bán lẻ. Điều đáng chú ý là nhà nước đã quy định những xí nghiệp bị thua lỗ và không có khả năng trả nợ hay sán phẩm không tiêu thụ được có thể đóng cửa. Trên thực tế, nhà nước đã cho phép doanh nghiệp phá sản.
- Về cơ chế quản lý, nhà nước chuyển từ phương pháp hành chính là chủ yểu sang phương pháp kinh tế, dân chủ hóa quản lý rộng rãi, thực hiện chế độ tự quản và thực hiện điều tiết các quan hệ lợi ích. Nhà nước nhấn mạnh, cải cách kinh tế cần tiến hành đồng bộ, chú trọng, cải cách quản lý điều hành các ngành cũng như thay đổi chức năng của các cơ quan nhà nước.
- Về chính trị: Liên Xô nhấn mạnh đồng thời với cải cách cơ chế quản lý kinh tế là hoàn thiện, phát triển thể chế chính trị và đi đến nhấn mạnh cải cách thể chế chính trị và xem đó là yếu tố then chốt của toàn bộ cải cách. Chủ trương của Liên Xô từ “hoàn thiện”, “phát triển” thể chế chính trị đến cải cách cơ bản thể chế chính trị. Đồng thời Liên Xô chủ trương thực hiện dân chủ hóa xã hội với việc xây dựng cơ chế dân chủ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và ý thức tư tưởng.
- Về phát triển sản xuất: Liên Xô thực hiện chiến lược “tàng tốc” trong phát triển kinh tế, cụ thể là đấy nhanh phát triển ngành chế tạo máy và toàn bộ ngành thông tin làm xúc tác đẩy nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật;khuyến khích chế tạo thử nghiệm sản phẩm mới …