Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1966-1970) : 7,8%
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (1971-1975) : 5,7%
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (1976-1980) : 4,3%
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (1981-1985) : 3,5%
Thực tế, khoảng cách giữa Liên Xô và các nước tư bản phát triển về năng suất, chất lượng, hiệu quả, về khoa học – kỹ thuật bắt đầu tăng lên. Ví dụ, vào giữa những năm 1970, năng suất lao động trong công nghiệp Liên Xô bằng 53%, nông nghiệp bằng 25% so với Mỹ. Sự trì trệ có hướng ngày càng gia tăng và dẫn đến khủng hoảng kinh tế – xã hội.
Nguyên nhân của tình trạng đó chủ yếu là vì nền kinh tế tiếp tục phái triền theo quán tính chiều rộng, mục tiêu hướng nền kinh tế phát triển theo chiều sâu không đạt được như mong muốn. Hiệu quả trong đầu tư thấp kém Bên cạnh đó, sự trì trệ trong tư duy kinh tế cũng đã ảnh hưởng không tốt đến việc giải quyết những vấn đề xã hội như xu hướng bình quân trong việc trà lương cho người lao động, không chú trọng đúng mức đến nhân tố con người… về sản xuất, phần lớn các loại sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp được sản xuất trong kế hoạch 5 năm làn thứ 11 đã không đạt được mục tiêu do Đại hội lần thứ XXVIcủa Đảng Cộng sản Liên Xô đã đề ra; đã có tình trạng lạc hậu nghiêm trọng trong công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp dầu mỏ và hóa chất, xây dựng cơ bản; đã không thực hiện được những nhiệm vụ về các chỉ tiêu chủ yếu của việc tăng hiệu quả và nâng cao mức sống của nhân dân. Do vậy, sự trì trệ ngày càng xuất hiện rõ nét dẫn đến khủng hoảng kinh tế – xã hội.
Nhìn vào khủng hoảng – kinh tế – xã hội ở Liên Xô vào giữa thập kỳ 1980 cho thấy, khác hẳn với những quan niệm giáo điều cho rằng nền kinh tế các nước xã hội chù nghĩa được kế hoạch hóa sẽ hoàn toàn loại trừ được khủng hoảng cũng như những khuyết tật và lãng phí nguồn lực như nền kinh tế các nước tư bản. Trên thực tế, ở Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1985 có những thời điểm kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và tưởng chừng như mô hình kinh tế này sẽ trở thành con đường duy nhất có thể giải quyết được mọi vấn đề kinh tế mà hệ thống tư bản chủ nghĩa không thể vượt qua được. Trong quá trình kiến lập kiểu kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô luôn bao hàm trong đó những cuộc cải cách ở những qui mô to, nhỏ khác nhau nhưng luôn mang tính cục bộ và thường được hiểu theo nghĩa “cải tiến”, “hoàn thiện”. Đó là những cải cách cơ cấu ngành, cải cách giá cả, tiền lương, cải tiến chế độ quản lý ở qui mô các xí nghiệp công nghiệp, các hợp tác xã…
Từ khóa tìm kiếm nhiều: học thuyết kinh tế