Từ năm 1958 tới năm 1978 là thời kỳ đầy biến động với kinh tế Trung Quốc do những chính sách kinh tế tả khuynh, duy ý chí được phản ánh qua các giai đoạn lịch sử,cụ thể: “Đại nháy vọt” (1958-1965), “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966-1976), “Bốn hiện đại hóa” (1976-1978). Những chính sách nói trên đã đưa nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng, mất cân đối nghiêm trọng.
Giai đoạn “Đại nhảy vọt”(1958-1965)
Vào tháng 9-1956, Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc đã họp và khẳng định lại đường lối xây dựng Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời còn phê phán những biểu hiện tả khuynh trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế của giai đoạn trước. Đại hội đề ra những chỉ tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1958-1962), như giá trị tổng sản phẩm xã hội sẽ tăng 75% so với năm 1957, trong đó công nghiệp gấp 2 lần, nông nghiệp tăng 35%. Sau đó, tình hình thực tế không như vậy. Tư tưởng Mao Trạch Đông đã chi phối toàn bộ đường lối phát triển kinh tế của Trung Quốc nên những mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1958-1962) đã được sửa chữa lại. Trung Quốc dự nâng sản lượng công nghiệp lên 6,5 lần, sản lượng nông nghiệp lên 2,5. Trong công nghiệp một số ngành được ra với mục tiêu rất cao như sản xuất thép tăng 18 lần, điện tăng 15 lần, xi măng tăng 10 lần v.v..,
Để hướng tới những mục tiêu kinh tế nói trên, Trung Quốc phát động phong trào 3 ngọn cờ hồng: “Đường lối chung, đại nhảy vọt và công xỉ nhân dân”. Trong công nghiệp, Trung Quốc tập trung cao độ để phát triển nhưng ngành công nghiệp nặng như luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, điện lực V.V.. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn phát động phong trào toàn dân làm công nghiệp, toàn dân làm gang thép. Sản xuất thép được dưa lên hàng đầu, năm 1962 chỉ tiêu đặt ra là 10,5-12 triệu tấn, sau nâng lên 80-100 triệu tấn. Do tập trung phát triển công nghiệp nặng, nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng, thể hiện giữa công nghiệp với nông nghiệp; giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ; giữa quy mô xây dựng với khả năng kinh tế tài chính, vật tư kỹ thuật; giữa tích lũy và tiêu dùng. Trong thời gian này, khắp nông thôn Trung Quốc mọc lên hàng vạn lò luyện sát thép do nhân dân tự xây dựng. Sản xuất gang thép trong điều kiện như vậy nên chất lượng rất kém và hàng triệu tấn thép do nông dân luyện đúc không thể sử dụng được, gây lãng phí tiền vốn, sức lao động.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế