Chính sách kinh tế mới còn có ý nghĩa quốc tế với những nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa:
Thứ nhất, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nhưng không thể bỏ qua phát triển sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường.
Thứ hai, xác định và sử dụng các thành phần kinh tế, trong đó có các hình thức kinh tế quá độ.
Thứ ba, giải quyết đúng đắn mối quan hệ kinh tế giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, thực chất là mối quan hệ giữa hai giai cấp công nhân và nông dân.
Thực tế, trong bối cảnh cải cách ở một số nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, NEP vẫn có ý nghĩa thực tiễn và tính thời sự. Những tư tưởng cơ bản của V.I. Lênin vẫn là chỉ dẫn cần thiết và kinh nghiệm thực hiện NEP vẫn là bài học bổ ích cho các nước đang ở giai đoạn thực hiện bước quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam. Vì từ một nền kinh tế phát triển thấp kém thì không thể phát sinh, phát triển những quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc thù, lại không thể có được một phưong thức xã hội chủ nghĩa độc lập, thống trị. Đây không phải là vấn đề mới mẻ. Đó là nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử do c. Mác phát hiện và được thể hiện thành học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội, rằng sự phát triển của những hình thái kinh tế – xãhội là một quá trình lịch sử tự nhiên, tức một quá trình tiến hoá từ thấp đến cao. Quá trình tiến hoá đó có thể rút ngắn trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định chứ quyết không thể nhảy qua hay đốt cháy một giai đoạn nào trong sự tiến hoá. c. Mác viết: “Một xã hội ngay cả khi đã phát hiện được quy luật vận động tự nhiên của nỏ, chúng không thể nào nhảy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xoá bỏ những giai đoạn đó. Nhưng nó có thể rút ngắn và làm dịu bớt những cơn đau đẻ”. vậy, NEP là sự đoạn tuyệt với chính sách kinh tế cộng sản thời chiến thực chất là đường lối tả khuynh, muôn xây dựng trực tiếp chủ nghĩa xà hộ trên một nền kinh tế kém phát triển. Điều đó có ý nghĩa thực tiễn với nước lạc hậu chuyển sang kinh tế hàng hoá là một quy luật tự nhiên để pháttriển nền kinh tế xã hội và điều không thê khác là phát triển hoàn thiện kinh tế hàng hoá gắn với phát triển kinh tế nhiều thành phần như một điều kiện cần thiết để rút ngắn tiến trình phát triển tự nhiên với một nước lạc hậu.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: học thuyết kinh tế