Khái quát kinh tế nước Nga thời kỳ phong kiến
Quan hệ sản xuất phong kiến ở nước Nga đã hình thành vào thế kỷ Vị ; đến thế kỷ IX mới đến giai đoạn phong kiến tập quyền, đạt đến giai đoạn cực thịnh vào thế kỷ X-XI. Chế độ phong kiến ở Nga có đặc điểm là chế độ phong kiến nông nô (sự phụ thuộc của nông dân vào chúa phong kiên và chếđộ lao dịch đã kìm hãm họ như những người nô lệ).
Đến thế kỷ thử XVII công trường thủ công đã khá phát triển (như công trường thủ công đúc tiền có tới 500 thợ), nhưng công trường thủ công ở Nga phát triển chậm hơn ở Tây Âu, dựa trên cơ sở lao động của nông nô và dưới hình thức gia công tại nhà. Thế kỷ XVIII và XIX các ngành nghề thủ công và thương nghiệp phát triển mạnh và xuất hiện nhiều công trường thủ công tư bản chủ nghĩa. Quan hệ tiền – hàng có sự phát triển và ngày càng mâu thuẫn với chế độ phong kiến nông nô về phương diện nhân công và thị trường.
Do vậy, để thích ứng với yêu cầu mới của lực lượng sản xuất, tháng 2- 1861, Nga hoàng đã chủ trương tiến hành cuộc cải cách nông nô. Nội dung chủ yếu là xóa bỏ sự lệ thuộc của nông dân vào địa chủ (giải phóng nông nô), chia ruộng đất cho nông dân và xác định các loại thuế phải nộp. Cuộc cải cách nảy mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản là mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nga nhưng tiến hành không triệt để nên những tàn dư của chế độ phong kiến nông nô còn in dấu khá đậm nét trong các quan hệ kinh tế – xã hội.
Kinh tế nước Nga thời kỳ tư bản chủ nghĩa (1861-1913)
Sau cuộc cải cách nông nô năm 1861, nền kinh tế nước Nga phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra. Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1830, từ ngành công nghiệp dệt sợi bông, rồi đến ngành da, gỉấy. Đến những năm 1850 thì căn bản hoàn thành trong công nghiệp nhẹ và đển những năm 1880 đã mở rộng phát triển trong toàn ngành công nghiệp.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế phát triển