Chế độ khoán trong nông nghiệp ở Trung Quốc bắt đầu từ năm 1979 và đãtrải qua hai giai đoạn: từ 1979 đến 1983 là giai đoạn hình thành các hình thức khoán, từ 1984 trở đi là giai đoạn tiến tới hoàn thiện chế độ khoán tới hộ. Nhìn chung, tới năm 1984, 100% các đội sản xuất đã thực hiện chế độ khoán.
Bên cạnh đó, Trung Quốc tiến hành sửa đổi chính sách đất đai ở nông thôn thích ứng với cớ chế thị trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai vừa là tài nguyên tự nhiên, vừa là tài sản. Mục tiêu chính sách đất đai nông thôn là tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển và sử dụng đất , có hiệu quả. Đo vậy, việc xây dựng chính sách ruộng đất ở nông thôn thích ứng với cơ chế thị trường trên cơ sở khoán hộ gia đình phải xác định rõ quyền sở hữu của tập thể, quyền sử dụng của nông hộ, cần bảo vệ quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai theo tinh thần luật pháp. Việc xây dựng cơ chế chuyển dịch đất đai có hiệu quả sẽ kết hợp tối ưu lao động, tiền vốn, kỹthuật, Quyền sở hữu và quyền sử dụng đều chịu sự chi phối, giám sát và bảo vệ từ phía luật pháp. Đất đai không thể tùy tiện chuyển sang-sử dụng. Với mục đích phi nông nghiệp, người kinh doanh tiếp nhận sự chuyển nhượng phải có điều kiện nhất định, số lượng chuyển nhượng bi hạn chế. Sự động của đất đai trong kinh tế thị trường là sự chuyển dịch sử dụng trên cơ sở đất đai công hữu và khoản hộ gia đinh. Do đó, nó không làm thay đồi tính chất sở hữu của đất đai vì nó khác với sự vận động đất đai trên cơ sở tư hữu.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, nông sản phẩm đều là hàng hóa nhừ các sản phẩm khác. Để giải quyết mâu thuẫn về quan hệ cung cầu nông sản phẩm, chính phủ đã xâydựng cơ ché ổn định thị trường nông sản phẩm. Hệ thống, trợ giá nông phẩm và cơ chế ổn định thị trường đã được hình thành nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của người nông dân. Nhà nước đã thiết lập quỹ rủi ro, xây dựng hệ thống dự trữ riêng và cơ chế điều tiết xuất nhập khẩu cho nông sản. Từ năm 1990, với chính sách tự do hóa giá cả nên giá nông phẩm trên thị trường về cơ bản do quan hệ cung cầu điều tiết.
Để phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho sản xuất để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, nhà nước đã chú trọng đầu tư cho khu vực này. Năm 1984 chiếm 13,7% trong tổng số chi ngân sách tương đương 14,12 tỷ nhân dân tệ. Bên cạnh đó, nhà nước còn thi hành chính sách mở rộng tín đụng nông thôn. Sự trợ giúp về vốn đối với kinh tế gia đình là điều kiện để mở rộng tái sản xuất và áp dụng khoa học – kỹ thuật. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn chuyển mạnh sang kinh tế hàng hóa. Năm 1985, hệ thống hợp tác xã tín dụng nông thôn đã có mạng lưới rộng lớn gồm 406.518 đơn vị cơ sở.
Trung Quốc còn chú ý kiện toàn hệ thống cơ quan phổ biến khoa học – kỹ thuật nông nghiệp theo các cấp chính quyền huyện, xã, thôn. Trong quá trình phát triển khoa học – kỹ thuật nông nghiệp, Trung Quốc chú ý kết hợp giữa phổ biến khoa học – kỹ thuật với xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội hóa và hoạt động theo phương châm: dựa vào phổ biến kỹ thuật để kinh doanh, đồng thời dựa vàokinh doanh để phổ biến kỹ thuật, kiên trì đi theo con đường tự tích lũy để phát triển khoa học – kỹ thuật.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế