Pages

Subscribe:

Liên Xô thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh

-  Tăng cường thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh.

   Chính sách kinh tế mới được quán triệt trong các ngành kinh tế và lấyviệc khôi phục nông nghiệp làm nhiệm vụ hàng đầu, là vấn đề cấp hách trước mắt. Thực tế, Chính sách kinh tế mới đã tạo điều kiện phát triền lựclượng sản xuất ở cả thành thị và nông thôn. Nhờ đó, trong một thời gian ngắn nhà nước Xô Viết đã khôi phục được nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

    Đến cuối nàm 1922, Liên Xô đã vượt qua được nạn đói và đến nàm 1925, sản lượng nông nghiệp Liên Xô đã vượt mức trước chiến tranh. Tổng sản lượng lương thực của Liên Xô năm 1921 là 42,2 triệu tấn đã tăng lên đến 74,6 triệu tấn năm 1925.

Liên Xô thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốcdoanh

    Tổng sản lượng công nghiệp năm 1925 so với năm 1913 đạt 75,5% và đến năm 1926 đạt 100%. Tuy nhiên, ngành điện và cơ khí chế tạo, nhiều xí nghiệp công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm đã đạt và vượt mức trước chiến tranh.

    Thương nghiệp đâ được tăng cường mạnh mẽ. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm 1926 đã bằng 2 lần năm 1924. Về ngoại thương, Liên Xô đã mở rộng quan hệ buôn bán với hơn 40 nước và thực hiện nguyên tắc nhà nước độc quyền ngoại thương.

     Ngân sách nhà nước đã được củng cố, năm 1925-1926, nguồn thu ngân sách nhà nước tăng lên gấp 5 lần so với năm 1922-1923. Năm 1921, ngân hàng nhà nước được lập lại và tiến hành các đợt đổi tiền vào các năm 1922, 1923, và 1924. Nhờ đỏ, giá trị đồng rúp đã được nâng lên đáng kể, góp phần khôi phục nhanh chóng nền kinh tế.

    Bên cạnh kết quả đạt được về kinh tế, về chính trị khối liên minh công nông được củng cố. Ngày 30-12-1922, một nhà nước công nông nhiều dân tộc đầu tiên trên thế giới đã được thành lập, đó là Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô).

    Thực tế, với chính sách kinh tế mới, chù nghĩa tư bản có sự phục hồi ờ mức độ nhất định nhưng đặt trong điều kiện nhà nước đã nắm trong tay những mạch máu kinh tế quan trọng là các cơ sở công nghiệp lớn, hệ thống ngân hàng ngoại thương… nên nhà nước có thể hướng nó, sử dụng nỏ phục vụ cho ý đồ cùa nhà nước. Thực chất là nhà nước muốn tranh thủ vốn, kỹ thuật có sẵn trong tay giai cấp tư sàn để phục hồi nhanh chóng nền kinh tế.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các học thuyết kinh tế