Pages

Subscribe:

Kinh tế nước Nga (1917-1918)

Kinh tế nước Nga (1917-1918)

     Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, chính quyền Xô Viết tranh thủ giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế – xă hội nhằm củng cố chính quyền của giai cấp vô sản, đặt nền móng cho việc xây dựng nền kinh tế xã hộì chủ nghĩa.

     Trên cơ sở đường lối kinh tế mà V.I. Lênin đã nêu ra trong “Luận cương tháng tư’’, chính quyền Xô Viết đã tiến hành:

-Tịch thu ruộng đất của địa chủ, của tu viện và các thái ấp, giũ lại một phần (14%) làm nông trường quốc doanh, còn một phần lớn đem chia cho nông dân sử dụng không phải trả tiền. Quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất, sông hồ, rừng núi (sắc lệnh ngày 8-11-1917) và tuyên bố là tài sản của Nhà nước. Điều đó đánh dấu giai đoạn mở đầu cho quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội.

Kinh tế nước Nga (1917-1918)

-    Thực hiện chế độ kiểm soát của công nhân, sắc lệnh này được ban hành ngày 14-11-1917. Từ đó đến cuối tháng 11 -1917, ở tất cả các xí nghiệp lớn và vừa trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp, tài chính đều thành lập các Uỷ ban kiểm soát của công nhân. Đó là biện pháp quá độ để công nhân làm quen với việc quản lý xí nghiệp, ngăn chặn những hành vi phá hoại của tư sản và cũng là bước tập dượt để tiến tới quốc hừu hóa các xí nghiệp này.

-   Quốc hữu hóa đối với đường sắt, hầm mỏ, ngoại thương, bưu điện, ngân hàng lớn và công nghiệp. Từ tháng 11-1917 đến tháng 10-1918, tất cả đã có 3.668 xí nghiệp đã được quốc hữu hóa, bao gồm toàn bộ công nghiệp nặng và các xí nghiệp có trên 50 công nhân. Những xí nghiệp có dưới 50 công nhân thì sang thời kỳ sau mới bị quốc hữu hoá.

-    Quốc hữu hóa các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, bưu điện và đặt các cơ sở này dưới sự lãnh đạo thống nhất cùa Hội đồng kinh tế tối cao (thành lập ngày 2-12-1917).

Thực hiện kế hoạch tiến quân vào cách mạng xã hội chủ nghĩa, đầu năm 1918, V.I. Lênin đã đề ra kế hoạch khôi phục lại nền kinh tế và kế hoạch phát triển kỉnh tế trong thời gian trước mắt. Nhưng đến cuối năm 1918, dự định của chính quyền Xô viết là tổ chức lại toàn bộ nền kỉnh tế trên cơ sở sử dụng năng lượng điện, xây dựng kế hoạch điện khí hóa nước Nga – kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn đầu tiên của Liên Xô dự định 10-15 năm sẽ thay đổi bộ mặt của nước Nga, cải tạo nền kinh tế về cơ bản, đặt nền móng vững chắc cho chủ nghĩa xã hội. Thực tế, kế hoạch đó phải hoãn lại vì nước Nga phải đương đầu với nội chiến và can thiệp của nước ngoài.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thành phần kinh tế