Pages

Subscribe:

Nguyên nhân sự sụp đổ của Liên Xô

    Thực tế, tình hình kinh tế của Liên Xô với đặc điểm rõ nét là vừa không có kế hoạch, vừa không có thị trường. Điều đó có nghĩa là cải tổ đã làm cho cơ chế kinh tế kế hoạch bị đảo lộn, bị xóa bỏ khi cơ chế thị trường chưa hình thành nên càng không có sự kết hợp giữa kế hoạch với thị trường. Đằng thời, dân chủ hóa thiếu định hướng đã dẫn đến sự hỗn loạn về chính trị – xã hội. Đó là cuộc đấu tranh giành giật quyền lực giữa các thế lực chính trị kéo theo khủng hoảng xã hội. Nhiều cuộc biểu tình, đình công diễn ra liên tiếp gây khó khăn cho hoạt động kinh tế.

    Như vậy, sau hơn 6 năm cải tổ, tình hình kinh tế – chính trị – xã hội ở Liên Xô không những không được cải thiện mà còn sa vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Cuộc đấu tranh phe phái tranh giành quyền lực đã đẩy xã hội vào những cơn lốc chính trị căng thẳng. Năm 1991, sau những biên động về chính ưị và sự trì trệ bế tấc trong phát triển kinh tế xã hội, Liên Xô đã tan rã.

Nguyên nhân sự sụp đổ của Liên Xô

   Sự sụp đổ của mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là do những nguyên nhân cơ bản sau:

- Sai lầm lớn nhất của Liên Xô là đánh giá không đầy đủ sự phức tạp và khó khăn trong việc cải cách mô hình quản lý đã xơ cứng. Do vậy, khi chiến lược tăng tốc trong phát triển kinh tế gặp khó khăn, Liên Xôkhông đi tìm nguyên nhân từ kinh tế để điều chỉnh và bổ sung kịp thời mà chuyến trọng tâm cải tổ, cải cách từ kinh tế sang chính trị. Cuối cùng không chỉ cơ chế kinh tế không vận hành linh hoạt, về chính trị lại không kiểm soát nồi.

    Trước khi tan rã, Liên Xô bao gồm 15 nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova ; Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ưkraina, Uzbekistan.

    Tình trạng khủng hoàng về  kinh tế, chính trị và xã hội ngày càng trầm trọng hơn.

-  Đảng và nhà nước không đặt đúng vị trí mối quan hệ qua lại giữa cái cách kinh tế và cải cách chính trị. Thực tế, cài cách chính trị đãkhông cải thiện được vai trò lãnh đạo cúa Oàng cộng sản mà còn làm suy giảm vai trò của nó. Đáng cộng sàn đã mất vai trò lãnh đạo trong đời sống kinh tế, chính trị và chinh cải cách chính trị đa quay lại phá hoại cơ chế quản lý kinh tê theo chiều dọc vả mối quan hộ kinh tế theo chiều ngang. Mốỉ quan hệ giữa các nước cộng hòa trong liên bang Xô Viết với các khu vực bị phá vỡ, toàn bộ đời sống kinh tế – xà hội bị rối loạn.

-  Trong cải tổ, việc điều chinh chính sách thiếu phương hướng đúng đắn và thực hiện trong sự bất ổn định về chính trị. Qua cải tổ, cải cách cho thấy, chính sách của đảng và nhà nước luôn thay đồi, có nhiều sai lầm. Nó thiếu tính ổn định và tính liên tục cần thiết đãđưa đến nhiều sai lầm cùng những khó khăn chồng chất về kinh tế.

- Chưa đánh giá tỉnh táo hoàn cảnh quốc tế khi cải tổ, cải cách. Trước biến động phức tạp của đời sống chính trị, kinh tế quốc tế, quá trình cải tổvà mở cửa chưa nêu cao cảnh giác đối với sự phá hoại của các thế lực thù địch bên ngoài và thiếu kiên quyết trong đấu tranh chống diễn biến hòa binh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế