Pages

Subscribe:

Sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã

    Năm 1991, Liên bang Xô Viết tan rã và trở thành “Cộng đồng các quốc gia độc lập”. Tổng thống B. Yelsin trở thành người cầm quyền và điều hành nước CHLB Nga và tiếp tục tiến hành cài cách kinh tế. Mục tiêu bao trùm trong cải cách kinh tế xã hội là: “Phá bỏ hệ thống bao cấp… thay vào đó là các phương pháp điều hành nền kinh tế mới, xóa bỏ độc quyền, thànhlập cơ sở cho kết cấu hạ tầng của thị trường, tư nhân hóa.

    Đồng thời xây dựng một nhà nước mới, đưa các cơ chế quản lý ra khỏi tình trạng tê liệt, không hoạt động, cứu vẫn nền kinh tế và các lĩnh vực xã hội và cuối cùng là xây dựng các điều luật mới vì các điều luật cũ không còn phù hợpvới tình hình”. Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, từ năm 1992 – 1993, biện pháp chuyển đổi mô hình kinh tế – xã hội được thực hiện bằng “liệu pháp sốc” với việc đẩy nhanh tự do hóa giá cả, thương mại, tư nhân hóa và xóa bồ bao cấp. Thực tế, việc thực hiện “liệu pháp sốc” đã không đem lại kết quả như mong muốn mà còn làm cho nền kinh tế CHLB Nga suy thoái nghiêm trọng và không thể kiểm soát được. Nước Nga buộc phải đi đến quyết định thay đổi biện pháp cải cách kinh tế – xã hội. Từ năm 1994, CHLB Nga đã chuyển sang biện pháp cải cách ôn hòa hon, lấy trọng tâm chính là giải quyết khủng hoảng để đẩy mạnh sản xuất, trợ giúp cho nhiều ngành công nghiệp, kiểm soát chặt chẽ nền tài chính. Bên cạnh đó, CHLB Nga vẫn tiếp tục tiến hành tư nhân hóa, cải cách thương mại, kinh tế đối ngoại nhưng không buông lỏng vai trò quản lý của nhà nước.

Sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã

Đường lối kinh tế

    Đường lối cải cách kinh tế thời B. Yelsin cầm quyền bao gồm 3 nội dung cơ bản là cải cách tài chính – tiền tệ, tự do hóa thương mại, cải cách chế độ sở hữu.

Cải cách tài chính – tiền tệ

    Nội dung đầu tiên của đường lối cải cách tài chính – tiền tệ là tự do hóa giá cả, đánh dấubước mở đầu chuyển đổi mô hình kinh tế – xã hội của CHLB Nga. Để hỗ trợ cho chính sách cải cách tài chính – tiền tệ và tăng cường ngân sách, nhà nước đã tiến hành cải cách hệ thống thuế theo hướng thị trường gồm:

-    Nhóm thuế Liên bang: Thuế lợi nhuận công ty, thuế VAT, thuế giao dịch chứng khoán, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân.-..

-    Nhóm thuế của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga, các vùng lãnh thổ, các tỉnh và khu tự trị và các địa phương gồm: thuế tài sản doanh nghiệp, thuế nhà ở, thuế quảng cáo…

    Thực tế, nhà nước Liên bang Nga vẫn chưa xây dựng được cơ chế vận hành cho hệ thống tài chính – tiền tệ và hoạt động tài chính tiền tệ vẫn trong tình trạng luẩn quẩn: lạm phát – chống lạm phát – lạm phát.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đặc điểm kinh tế thị trường