Pages

Subscribe:

Trung Quốc xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

     Trong giai đoạn đầu cải cách, Trung Quốc chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa, về vấn đề này, quan điểm của Trung Quốc cho rằng, trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không phải do kế hoạch điều tiết đơn nhất, mà có thể thực hiện sự kết hợp giữa kế hoạch với thị trường. Trung Quốc coi đây là một kết luận cơ bản rút ra từ thực tiễn xây dựng kinh tế trong những năm qua.

     Đường lối kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khẳng định kinh tế xã nội chủ nghĩa là “kinh tế hàng hóa có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu” và “thực hiện kinh tế kế hoạch cùng với việc vận dụng quy luật giá trị và phát triển kinh tế hàng hóa không phải là bài xích nhau, mà là thống nhất với nhau. Đối lập chúng với nhau là sai lầm Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp nhằm chuyển dần vai trò điều tiết trực tiếp của kế hoạch sang điều tiết gián tiếp thông qua thị trường.

Trung Quốc xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

     Từ tháng 10 năm 1992, tại Đại hội XIV, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dứt khoát lựa chọn thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của cải cách kinh tế. Theo quyết định này, để xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc đã tiến hành cải cách giá cả, tỷ giá. thuế… và hướng tới hình thành đồng bộ các toại thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường công nghệ thông tin, thị trường bất động sản v.v… để cơ chế thị trường hoạt động thông suốt. Nhà nước chuyển từ điều hành trực tiếp sang gián tiếp thông qua các công cụ kinh tế và pháp luật. Trung Quốc cũng tiến hành cải cách thể chế chính trị, kiện toàn chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế, phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của nhà nước, tinh giản bộ máy quản lý. Trong xây dựng đội ngũ cán bộ, tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của họ được đánh giá bằng lòng nhiệt thành, quyết tâm và những hành động có hiệu quả trong cải Cách.