Pages

Subscribe:

Khôi phục và duy trì một nền kinh tế nhiều thành phần ở Trung Quốc

     Quan điểm của Trung Quốc cho rằng, trong điều kiện cụ thể, nền kinh tế không phải càng thuần khiết xã hội chủ nghĩa càng tốt, càng công hữu càng tốt, các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa không phải càng quy mô lớn càng tốt, mà cần đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong điều kiện lấy chế độ công hữu làm chủ thể, quy mô sở hữu phải dựa vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

     Như vậy, sự đổi mới về nhận thức đã phá bỏ đi những quan niệm truyền thống và xác lập quan niệm mới là kết cấu của chế độ sở hữu phải do tính chất của sức sản xuất quyết định. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn và xác lập các hình thức sở hữu không thể xuất phát từ ý tưởng chủ quan, mà phải do tính chất khách quan của lực lượng sản xuất quyết định. Chính trên cơ sở ấy mới nâng cao hiệu quả của sản xuất, khai thác tốt mọi tiềm nặng cho sự phát triển kinh tế. Đồng thời, trong đổi mới nhận thức về chế độ sở hữu dưới chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc cũng phá bỏ quan niệm truyền thống là giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh “càng thống nhất càng tốt” để xác lập quan niệm mới là quyền sở hữu và quyền kinh doanh có thể tách ròi nhau. Thực chất của chủ trương này nhằm giải phóng sức sản xuất xã hội và tạo môi trường cho kinh tế hàng hóa phát triển.

Khôi phục và duy trì một nền kinh tế nhiều thành phần ở Trung Quốc

     Ở Trung Quốc, thời gian qua đã hình thành nhiều loại hình sở hữu cùng tồn tại và đan xen với nhau, trong đó công hữu là chủ thể.

      Từ chủ trương khôi phục và duy trì nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, các hình thức kinh tế tư bản nhà nước cũng được chú trọng. Trung Quốc đã áp dụng chính sách khoán không chỉ trong nông nghiệp, mà cả trong lĩnh vực công thương nghiệp. Trung Quốc cho phép giải thể những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và thi hành chế độ hợp đồng lao động. Trung Quốc coi đây là một tác động quan trọng cho sản xuất phát triển. Quá trình cải cách doanh nghiệp ở Trung Quốc còn gắn liền với ứng dụng tiến bộ khoa học –kỹthuật. Thực tế nó sẽ không tránh khỏi việc điều chuyển lao động, nảy sinh thất nghiệp nhưng về cơ bản có lọi cho các doanh nghiệp về áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế. Trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần và phát triển kinh tế thị trường cần kết hợp phân phối theo lao động và phân phối theo yếu tố sản xuất; cho phép cổ vũ một bộ phận người dân, một số vùng được giàu lên trước bằng con đường kinh doanh hợp pháp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thành phần kinh tế