Pages

Subscribe:

Hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa của Liên Xô

     Kinh tế thời kỳ chiến tranh Vệ quốc (1941-1945)   

Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa của Liên Xô cung bộc lộ một số hạn chế:

-    Việc tập trung cao độ cho phát triển công nghiệp nặng đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Điều đó dẫn đến tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng trong nhân dân.

-    Việc đẩy nhanh .tích lũy cho đầu tư phát triển cũng tạo ncn sự căng thẳng giữa tích lũy và tiêu dùng.

-   Công nghiệp hóa đạt được sự gia tăng về lượng nhưng chất lượng hiệu quả chưa cao.

Hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa của Liên Xô

    Tóm lại là nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa, trong điều kiện bị bao vây phong tỏa và nguy cơ chiến tranh nên đặc trưng mô hình công nghiệp hóa của Liên Xô là tập trung cao độ cho phát triển công nghiệp nặng và còn xây dựng công nghiệp theo cơ cấu hoànchỉnh để tự giải quyết nhu cầu về kinh tế và quốc phòng. Thực chất đó là dạng công nghiệp hóa theo mô hình khép kín.Nó đã đạt được sự gia tăng về lượng, nhưng sớm bộc lộ những hạn chế. Điều dễ thấy, mô hình công nghiệp hóa mang tính đặc thù của Liên Xô đã được khái quát thành mô hình lý luận về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa,thành tính quy luật, nguyên lý của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành khuôn mẫu cho những ii nước tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này. Với mô hình này, tư tưởng chù đạo xuyên suốt trong công nghiệp hóa là ưu tiên sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp nặng, tích lũy cho sản xuất; ưu tiên để phát triển các công trình công nghiệp lớn đã tạo ra vòng xoáy mất cân đối, phát triển thiên về chiều rộng và chạy theo số lượng, từ đó gây ra sự mất cân bằng cần thiết trong phát triển. Vì vậy, xu hướng dẫn đến sự thiếu hụt ngày càng lớn về vốn đầu tư Và các nguồn lực khác cho mở rộng sản xuất. Điều đó có nghĩa là đã không tạo ra quan hệ cần thiết để công nghiệp hóa hoạt động theo đúng  nguyên lý kinh tế phát triển và nền kinh tế khi phát triển đã rời khỏi những cân bằng cần thiết.