Pages

Subscribe:

Kết về kinh tế mà Liên Xô đạt được

-  Thực chất về ý đồ, Liên Xô muốn chuyển nền kinh tế phát triển theo chiều sâu gắn với việc đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và xem đó như một đòn bẩy chiến lược để hướng nền kinh tế phát triển theo chiều sâu. Theo tinh thần của Đại hội XXVII Đảng cộng sản Liên Xô là trong vòng 15 năm cuối của thế kỷ XX: “Dự định thực hiện bước chuyển sang nền kinh tế có tổ chức với hiệu suất cao nhất với lực lượng sản xuất phát triển toàn diện, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chín muồi và cơ chế quản lý kinh tế hoàn thiện, làm cho tiềm lực sản xuất nâng cao gấp đôi”.

    Mục tiêu đưa nền kinh tế phát triển lên trình độ mới, làm cho năng suất lao động xã hội, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đạt đến độ cao nhất của thế giới. Trong điều kiện ấy, sẽ nâng cao hơn nữa xã hội hóa lao động và trình độ xã hội hóa sản xuất. Trên cơ sở đó, thu nhập quốc dân sẽ tăng gấp đôi, năng suất lao động tăng 2,3-2,5 lần,..

Kết về kinh tế mà Liên Xô đạt được

 Kết quả kinh tế

    Trong thời kỳ cải tổ, cải cách, nền kinh tế Liên Xô tiếp tục bị khủng hoảng và sa sút. Tốc độ tăng thu nhập quốc dần từ năm 1986 đến năm 1989 chỉ đạt 3,2% so với 3,5% thời kỳ 5 năm trước. Theo đánh giá của Ủy  ban kinh tế Liên hợp quốc, năm 1989 là năm xấu nhất của kinh té Liên Xô: nhịp độ tăng thu nhập quốc dân chỉ tăng khoảng 1,5%; năng suất lao động xã hội giảm 2,5%; xây dựng cơ bản trì trệ, công nghiệp suy thoái, lần đầu tiên sau 14 năm thâm hụt mậu dịch của Liên Xô lên tới 5 tỷ USD do giảm xuất khẩu dầu mỏ và tăng nhập khẩu ngũ cốc; nợ trong nước lên tới 400 tỷ rúp và nợ nước ngoài lên tới 56 tỷ USD; thâm hụt ngân sách lên tới 120 tỷ rúp, bằng 1/4 mức chi hàng năm của ngân sách; giá trị tổng sản lượng kinh tế của Liên Xô lúc đó đã tụt xuống thứ 7 trên thế giới.

    Năm 1990, tình hình kinh tế Liên Xô tiếp tục xấu đi. So với năm trước, tổng sản phẩm-xã hội giảm 2%; thu nhập quốc dân giảm 4%; năng suất lao động giảm 3%; chu chuyển ngoại thương giảm 6,9%; lưu thông tiên tệ rối loạn, lạm phát tăng ở mức 19%; nợ trong nước tăng lên mức 550 tỷ rúp; thị trường hàng tiêu dùng cực kỳ khan hiếm và luôn luôn mất ổn định. Đến nửa đầu năm 1991, tình hình kinh tế Liên Xô càng tồi tệ, tổng giá trịsản phẩm quốc dân đã giảm 10% so với cùng thời kỳ năm trước, thu nhập quốc dân giảm 12%; ngoại thương giảm 37%. Tình hình ngân sách nhà nước ngày càng thiếu hụt trầm trọng, trước khi Liên Xô tan rã, nợ nước ngoài lên đến 65 tỷ USD. Tình hình hàng hóa thiếu tốn nghiêm trọng. Kinh tế chợ đen bùng phát thao túng thị trường hàng hóa và giá cả. Những khăn về kinh tế đã kéo theo những phức tạp về đời sống và xã hội. Năm 1991, Liên Xô đã có 9 triệu người thất nghiệp.

Đọc thêm tại: http://bloglichsukinhte.blogspot.com/2015/07/kinh-te-lien-xo-giai-oan-cai-to-cai.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế là gì