Pages

Subscribe:

Kinh tế nước Nga thời kỳ tư bản chủ nghĩa (1861-1913)

    Nhìn chung, sản xuất công nghiệp ở Nga đã gia tăng nhanh chóng trong nửa cuối thế kỷ XIX. Sản lượng than khai thác trung bình hàng năm giai đoạn 1860-1864 là 0,04 triệu tấn, giai đoạn 1880-1884 là 3,7 triệu tấn và đến giai đoạn 1900-1904 là 17,3 triệu tấn. Sản lượng gang sản xuất trung bình hàng năm giai đoạn 1825-1829 là 164 nghln tấn;

    Giai đoạn 1855-1859 là 254 nghìn tấn; giai đoạn 1875-1879 là 424 nghìn tấn và đến giai đoạn 1900-1914 đã nhảy vọt lên mức 2.773 nghìn tấn. Nếu tính chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 1905-1913 là 100 thì giai đoạn 1865-1874 mới chỉ là 13,5; giai đoạn 1885-1894 là 38,7%. Nhờ đó, Nga đã vươn lên đứng hàng thứ 5 thế giới về sản xuất công nghiệp. Nảm 1870, sản xuất cồng nghiệp cùa nước Nga chiếm 3,7% của thế giới, năm 1913 chiếm 5,5%[1] [2]. Việc xây dựng đường sắt ở Nga được phát triển rất mạnh. Năm 1839, đường sát đầu tiên được xây dựng ở Uran, đến năm 1880 chiều dài đường sát ở Nga là 22.865 km đường sắt và năm 1900 là 53.234 km. Nga đã trở thành một trong những nước có chiều dài đường sắt lớn nhất thế giới khi đó, cao hơn cả Đức, Pháp và Anh.

Kinh tế nước Nga thời kỳ tư bản chủ nghĩa (1861-1913)

     Trong nông nghiệp Nga, chủ nghĩa tư bản hình thành chủ yếu theo con đường “kiểu Phổ”, theo xác định của V.I Lênin, có cả con đường “kiểu Mỹ”, nhưng chỉ là thứ yếu.

     Cuối thế kỷ XIX, những tồ chức độc quyền bắt đầu được hình thành ở Nga và đến đầu thế kỷ XX, nước Nga thực sự bước sang chủ nghĩa đế quốc như các nước tư bản khác, nhưng còn mang nặng quan hệ sản xuất tiền tư bản. Đế quốc Nga mang tính chất đế quốc phong kiến quân sự. Hình thức độc quyền chủ yểu là Xanhđica (Syndicate) và có quan hệ chặt chẽ với các cơ sở kinh tế của nhà vua. Nước Nga là đối tượng để tư bản phương Tây đầu tư, vốn của Anh, Pháp chiếm 45-60% tư bản cổ phần ở Nga. Điều đó nói lên nước Nga tuy bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng vẫn lệ thuộc nhiều vào tư bản phương Tây. Nước Nga đã tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) trong liên minh Anh – Nga – Pháp đối đầu với Đức – Áo – Hung. Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế bị kiệt quệ, vói tiềm lực công nghiệp chỉ còn một nửa mức trước chiếntranh, sản lượng nông nghiệp bị giảm 20%, chỉ còn lại 1/2 chiều dài đườngsắt và các phương tiện vận tải, tiền tệ lạm phát nghiêm trọng. Những khó khăn về kinh tế đã làm bùng nổ mâu thuẫn chính trị, xã hội và dẫn cuộc Cách mạng tháng Mười 1917 với sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên.

     Như vậy, đến trước năm 1917, chủ nghĩa tư bản ở Nga phát triển ở mức độ trung bình. Nếu so với các nước phương Tây đương thời, nước Nga còn thiếu một hệ thống công nghiệp nặng hoàn chỉnh, kinh tế tiểu nông còn tồn tại khá phổ biến. Bên cạnh đó, nền kinh tế còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.   



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế hàng hóa