Pages

Subscribe:

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Liên Xô

    Bước thứ hai – kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) là bước triển khai có ý nghĩa quyết định. Liên Xô đã xây dựng được một nền công nghiệp nặng to lớn với kỳ thuật tiên tiến, đưa vào sàn xuất 1.500 xí nghiệp công nghiệp mới, chủ yếu là xí nghiệp có quy mô lớn và hiện đại, đã cho ra đời những ngành mới của đất nước như sản xuất máy kéo, máy liên hợp, ô tô. máy bay, máy công cụ, đầu máy điêzen, đầu máy chạy bằng điện, sản xuất cao su tổng hợp, tơ nhân tạo và chất dẻo…

    Kế hoạch này được thực hiện trong 4 năm 9 tháng, giá trị tổng sản lượng công nghiệp gấp 2 lần, trong đó công nghiệp nặng gấp 2,7 lần (riêng chỉ có ngành than, ngành khai thác gỗ không hoàn thành được kế hoạch đã định).

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Liên Xô

    Bước thứ ba – kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937) là bước hoàn thành việc trang bị kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kế hoạch này cũng đã đặc biệt chú ý vào việc phát triển công nghiệp nặng, đã xây dựng 4.500 xí nghiệp; giá trị tổng sản lượng công nghiệp gấp 2,2 lần; trong đó nhóm A tăng 2,4 lần; công nghiệp nhẹ cũng tăng, nhưng không hoàn thành được kê hoạch (vì đang có nguy cơ xảy ra chiến tranh nên phải rút bớt số vốn của công nghiệp nhẹ để đầu tư vào công nghiệp quốc phòng).

    Đến năm 1937, Liên Xô đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

    Sau đó Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1938-1942) để phát triền mạnh mẽ hơn nữa ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành luyện kim có chất lượng cao, hóa chất; xây dựng các xí nghiệp mới ở Uran và vùng phía Đông Liên Xô. Thực tế kế hoạch này chỉ được thực hiện trong 3 năm rưỡi. Ngày 22 tháng 6 năm 1941, phát xít Đức bội ước tấn công Liên Xô, kế hoạch này bị bỏ dở.

    Đến năm 1940, giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã gấp 7,7 lần so với năm 1913, nhịp độ tăng hàng năm là 14%. Đến lúc đó lịch sử thế giới chưa từng biết đến nhịp độ phát triển nào như vậy. Trong cơ cấu công nông nghiệp, sàn lượng công nghiệp đã chiếm 77,4%. Nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, Liên Xô đã từ một nước đứng thứ 5 thế giới trở thành thứ hai thế giới, đứng đầu châu Âu về sản xuất công nghiệp. Sàn lượng công nghiệp Liên Xô chiếm 10% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

    Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã thể hiện rõ một số đặc điểm sau:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế