Pages

Subscribe:

Giai đoạn“Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966-1976)

      Năm 1966, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”. Trong giai đoạn “Đại cách mạng vằn hóa vô sản”, những chính sách kinh tế tả khuynh trước đây tiếp tục được áp dụng và gây ra những hậu quả tiêu cực cho sự phát triển của nền kinh tế.

     Trung Quốc lại tiếp tục tập trung đầu tư phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp quân sự. Thời gian này, chi phí quân sự thường chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm xã hội, chiếm 40% trong tổng ngân sách nhà nước. Tại một viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử của Trung Quốc có 300 cán bộ, nhưng chỉ có 20 người nghiên cứu phục vụ công nghiệp dân sự, số còn lại tập trung nghiên cứu phục vụ công nghiệp quân sự. Thời gian này, hàng triệu trí thức và sinh viên còn được đưa về lao động ở các vùng nông thôn gây rạ sự lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực.

Giai đoạn“Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966-1976)

   Trong nông nghiệp, các công xã nhân dân lại quay trở về với chính sách tăng cường xã hội hóa tư liệu sản xuất, sức lao động. Kinh tế phụ gia đình nông dân lại bị xóa bỏ. Hoạt động tài chính nhà nước được tăng cường thông qua đẩy nhanh tích lũy từ nông nghiệp nên đời sống của nông dân càng gặp nhiều khó khăn. Chính sách lao động mang tính cưỡng bức và phân phối bình quân ở các công xã khiến nông dân không còn hứng thú sản xuất.

   Như vậy, những chính sách kinh tế tả khuynh đã khiến cho sức sản xuất bị giảm sút nghiêm trọng, đồng thời còn gây nên những xáo trộn về kình tế – xã hội và nền kinh tế lại rơi vào tình trạng khủng hoảng. Thực tế qua ba năm đỉnh cao của giai đoạn “Đại cách mạng văn hóa vô sản”, sản lượng các loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Trung Quốc đều giảm sút hoặc không tăng.

   Tiềm lực công nghiệp của Trung Quốc trong một số ngành so vơi một số nước trên thế giới rất thấp kém. Sản lượng điện bình quân đầu người của Trung Quốc kém Mỹ 67 lần, kém Liên Xô 28 lần, kém Anh 32 lần; về sản lượng thép Trung Quốc kém Liên Xô 20 lần, kém Nhật Bản 32 lần v.v…

     Sản xuất nông nghiệp ngày càng tri trệ, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém Trong 47 triệu đội sản xuất, giá trị bình quân về vốn cố định cho mỗi đội khoảng 10.000 nhân dân tệ, trong khi giá một máy kéo loại 55 sức ngựa là 11.000 nhân dân tệ. Do vậy, năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người lao động thấp.

    Sản xuất công nông nghiệp trong tình trạng nói trên nên ngoại thương cũng giảm sút nhanh chóng. Năm 1971 kim ngạch ngoại thương chi bằng năm 1959 là 4,4 tỷ USD.

    Như vậy, những thảm họa kinh tế nói trên là hậu quả của chính sách và những biện pháp kinh tế tả khuynh, coi thường các quy luật kinh tế khách quan. Một số chính sách đề ra chưa phù hợp với hoàn cảnh. Điển hình như chế độ phân phối bình quân trong điều kiện sản xuất xã hội còn thấp kém nên không cỏ tác dụng kích thích lợi ích đối với người lao động. Chính xu hướng ấy đã đề ra thể chế tập trung quan liêu, bao cấp gây trì trệ cho nền kinh tế. Kết cục cuối cùng là chính trị, xã hội rối loạn, lòng dân ly tán.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đặc điểm kinh tế thị trường