Trong nông nghiệp đã khắc phục một bước quan trọng hiện tượng tri trệ trong thời kỳ công nghiệp hóa (năm 1952 so với mức trước chiến tranh, công nghiệp tăng gấp 2 lần, trong khi đó nông nghiệp chỉ tăng 10%). Năm 1953, Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nêu rõ nguyên nhân của sự trì trệ đó là do: trong những năm công nghiệp hóa vốn tập trung vào công nghiệp nặng quá lớn; trong chiến tranh, nông nghiệp Liên Xô, đặc biệt ở miền Tây bị phá hoại nặng nề và công tác quản lý có nhiều thiếu sót.
Nhà nước Xô Viết đã tập trung thực hiện hàng loạt các biện pháp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp: hệ thống phục vụ về vật chất và kỹ thuật cho các nông trang tập thể và chế độ thu mua nông phẩm được cải tổ về căn bản. Do đó, về cuối kế hoạch 5 năm này, sản xuất nông nghiệp đã tăng lên .hơn trước: năm 1955 so với năm 1950, sản lượng ngũ cốc tăng 29%, thịt tăng 30%, sữa tăng 19%.
Trên cơ sở đó, thu nhập quốc dân năm 1955 tăng gấp 17 lần so với năm 1913; tiền lương thực tế được tăng lên 4 lần; tăng cường việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, phát triển mạnh y tế, giáo dục.
Tuy nhiên, mô hỉnh kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã bộc lộ nhữrig khuyết tạt: cơ chế kinh tế xơ cứng, hệ thống quản lý cồng kềnh, bao cấp trà* lan cả trong sản xuất và đời sống v.v… đã gây tri tệ cho nền kinh tế troug phát triển. Bên cạnh đó, nền kinh tế chủ yếu phát triển dựa vào những nhân tố chiều rộng, xét về phương diện chất lượng và hiệu quả còn thấp. Đề khắc phục tình trạng này, Liên Xô chủ trương hướng nền kinh tế sang giai đoạn phát triển mới
Kinh tế Liên Xô giai đoạn 1956-1985
Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô (1956) chủ trương phát triển mạnh mẽ hơn nữa tất cả các ngành kinh tế quốc dân và trên cơ sở đó đàm bảo không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân. Đây là thời kỳ thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1956-1960). Nhưng đến đầu năm 1959 lại đề ra Kế hoạch 7 năm (1959-1965); sau đó đi vào Kế hoạch 5 năm lần thứ tám (1966-1970) và Kế hoạch 5 năm lần thứ chín (1971-1975). Liên Xô chủ trương cải cách kinh tế và hướng nền kinh tế phát triển theo chiều sâu.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: thành phần kinh tế