Pages

Subscribe:

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng liên tục với tốc độ cao

     Theo con số thống kê chính thức, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc ở mức cao. Giai đoạn 1979-1997 bình quân hàng năm đạt 9,8%. Tuy cũng có những khoảng thời gian tốc độ tăng trưởng kinh tế củaTrung Quốc giảm sút như các năm 1981, 1989-1990: năm 1981 là 5,2%, năm 1989 là 4,1%; năm 1990 là 3,8% nhưng kinh tế Trung Quốc đã nhanh chóng lấy lại tốc độ tăng trưởng cao.

     Giai đoạn 1998-2003 đạt 8,7% và giai đoạn 2003- 2008 đạt 10,8%. Đáng chú ý là từ năm 2003, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 2 con số và duy trì được mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước trong 5 năm liên tiếp. Nhờ đó, ngay năm 2008, trong khi ở nhiều nước tăng trưởng kinh tế âm nhưng Trung Quốc vẫn được xem là nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới, theo con số thống kê đã điều chỉnh, tốc độ tăng GDP của Trung Quốc đạt 9,6%. Năm 2009 và 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tương ứng là 9,2% và 10,3%.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng liên tục với tốc độ cao

     Điều đáng chú ý là từ năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan tỏa ra cả thế giới. Khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh và làm giảm bớt đà tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Trung Quốc. Thực tế, trong những năm gần đây, gần một nửa sản lượng đầu ra của Trung Quốc có nguồn gốc từ gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng. Chính sự sụt giảm nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ và nhiều quốc gia khác đã tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu giảm lần đầu tiên sau hơn 7 năm. Ngay trong năm 2007, thặng dư xuất khẩu sang Mỹ chỉ còn 5,9 tỷ USD trong khoản thặng dư thương mại lên tới 262,2 tỷ USD của Trung Quốc. Do thị trường xuất khẩubị co hẹp, nhiều nhà máy sản xuất các sản phẩm xuất khẩu bị đóng cửa, song thất nghiệp ở Trung Quốc cũng gia tăng nhanh chóng. Sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ là một nhân tố dẫn đến sự đóng cửa của khoảng 67.000 nhà máy sản xuất các đồ điện gia đình ở tỉnh Quảng Đông trong năm 2008. Khoảng 70 triệu lao động ở các thành phố đã phải trở về quê do mất việc làm vào đầu năm 2009.

     Trước thực trạng đó, chính phủ Trung Quốc đã có hàng loạt các chính sách và biện pháp để ngăn chặn những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoải kinh tế toàn cầu với nền kinh tế quốc dân. Do có nguồn ngân sách thặng dư, cộng thêm với chính sách tăng lãi suất để hạ nhiệt tăng trưởng trước đó, chính phù Trung Quốc có thể áp dụng các chính sách thông thường để kích thích tăng trưởng như hạ lãi suất, tăng chi tiêu chính phủ, nới lỏng tín dụng, kích thích người tiêu dùng chi tiêu… Tháng 10 năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã thông báo kế hoạch kích cầu trị giá 4000 tỳ Nhân dân tệ, tương đương 586 tỷ USD cho hai năm, ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Kế hoạch kích cầu của Trung Quốc gồm 10 khoản mục chi tiêu, bao gồm xây dựng và mở rộng các dự án đường sắt khoảng 200 tỷ USD, đường cao tốc, sân bay, tàu điện ngầm và các nhà máy điện nguyên từ. Chính phủ Trung Quốc cũng cam kết tăng đầu tư cho hệ thống y tế, giáo dục, xây dựng nhà ở xã hội, tạo thêm việc làm và các chính sách phúc lợi xã hội khác. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn thực hiện chính sách miễn giảm thuế để kích thích chi tiêu. Cùng với chính sách gia tăng chi tiêu công và giảm thuế, Trung Quốc đã thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng thông qua việc điều chỉnh lãi suất và tỷ lệ dự trừ, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành một loạt các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.

     Nhìn chung, các chính sách và giải pháp mà chính phủ Trung Quốc đưa ra nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu là khá kịp thời, phù hợp với điều kiện cụ thể củaTrung Quốc cũng như phù hợp với mục tiêu của Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn. Một mặt, nó cố thể ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế khỉ xuất khẩu giảm mạnh, mặt khác tận dụng chính những cơ hội từ khủng hoảng đê tái cấu trúc nền kinh tế và tạo các yếu tố nền tảng cho phát triển kinh tế trong dài hạn.Với sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, quy mô củanền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua nhiều nước phát triển và trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới và trong khu vực. Năm 2010 Trung Quốc đãvượt qua Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Có thể nói rằng thành công trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là đáng kinh ngạc, Zachary Karabell là tác giả cuốn sách Superfusion đã nhận xét: “Trong một thập kỷ qua, kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng chưa từng có, khiến nhiều nhà phân tích phương Tây dự báo sự tăng trưởng đó không bền vững. Nhưng giờ đây, kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ từ khủng hoảng, và tất cả những gì mà các nhà phân tích có thể bàn chỉ là, bao giờkinh tế Trung Quốc dừng lại”. Nhiều tập đoàn doanh nghiệp Trung Quốc đã vươn lên trở thành các tập đoàn hàng đầu thế giới. Trong số 500 công ty đứng đầu thế giới do Fortune Global (Mỹ) xếp hạng năm 2002 có 11 công ty Trung Quốc, năm 2009 có 37 công ty Trung Quốc. Trong số này có 3 công ty nằm trong danh sách 20 công ty đứng đầu thế giới là công ty Sinopec với thu nhập 207,8 tỷ USD xếp thứ 9, công ty China National Petroleum với thu nhập 181,12 tỷ USD xếp thứ 13 và công ty State Grid với thu nhập 164,13 tỷ USD xếp thứ 15.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: học thuyết kinh tế