Pages

Subscribe:

Kinh tế thời kỳ khôi phục (1921-1925)

    Thời kỳ nội chiến và chống can thiệp bằng vũ trang của nước ngoài kết thúc, nước Nga chuyển sang thời kỳ kiến thiết trong hoà bình. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh đã để lại những hậu quả kinh tế – xã hội nặng nề với nước Nga. về sản xuất công nghiệp, sản lượng công nghiệp năm 1920 chỉ băng 1/7 so với năm 1913. Sản xuất nông nghiệp cũng rơi vào tình trạng trì trệ, giảm sút, nạn đói lan tràn khắp thành thị và nông thôn, nước Nga đã có 5 triệu người bị chết đói. Lưu thông phân phối cực kỳ rối ren.

Kinh tế thời kỳ khôi phục (1921-1925)

Kinh tế thời kỳ khôi phục (1921-1925)

     Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, nước Nga chuyển sang thời kỳ kiến thiết trong hòa bình. Chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” đã làm xong vai trò lịch sử của nó. Thực tế,.do bất mãn với chính sách kinh tế cộng sản thời chiến, nông dân nhiều nơi đã gây ra các cuộc bạo loạn như cuộc bạo loạn Cron-Xtat gn Lêningrát. Do vậy, khối liên minh công nông cơ nguy cơ tan vỡ. Điều đó cho thấy, nước Nga cn thiết phải trở lại thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội do V.I. Lênin đề ra năm 1918, phải trở lại những quan hệ kinh tế khách quan giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa -thảnh thị và nông thôn. Chính vì vậy, đại hội X ca Đng Cộng sản Bônsêvích Nga (họp từ ngày 8 đến 16-3-1921) đã chủ trương thay chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” bằng chính sách “Kinh tế mới” – NEP.

Nội dung cơ bản của chỉnh sách“Kinh tế mới” là:

-  Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa của nông dân thay vào đó là thuế lương thực. Theo chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuế lương thực với một mức cố định trong nhiều năm. Mức thuế này căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác. Số lương thực còn lại, nông dân được tự do trao đổi, mua bán trên thị trường. Điều này đã tạo động lực lợi ích với người nông dân, góp phần phục hồi nhanh chóng nông nghiệp.

-   Những xí nghiệp nhỏ trước đây bị quốc hữu hóa, nay cho tư nhân thuê hay mua lại để kinh doanh tự do (chủ yếu là xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng). Nhà nước còn kêu gọi nước ngoài đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, điều đó không thực hiện được do phương Tây đang bao vây, phong tỏa về kinh tế với nước Nga.

-  Cho phép mở rộng trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp; cho thương nhân được tự do hoạt động (chủ yếu trên lĩnh vực bán lẻ) để góp phần khôi phục kinh tế, củng cố lại lưu thông tiền tệ ữong nước; nhà nước tăng cường quàn lý hoạt động thương nghiệp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế thị trường là gì