Pages

Subscribe:

Hệ thống tổ chức quản lý kinh tế và cải cách kinh tế Liên Xô

Hệ thống tổ chức quản lý kinh tế và cải cách kinh tế

    Năm 1957, trong hệ thống tổ chức quản lý công nghiệp ở Liên Xô có một bước chuyên quan trọng: giải thể các bộ chuyên ngành (trừ các Bộ Công nghiệp hàng không, Kỹ thuật vô tuyến, Công nghiệp quốc phòng và Đóng tàu) chuyên sang hình thức tổ chức quản lý mới là các Hội đồng kinh tế quốc dân theo các vùng lãnh thổ.

     Kế hoạch 7 năm (1959-1965) được lập theo các hội đồng kinh tế quốc dân này. Điều đó cũng có một số tác dụng nhất định như thúc đẩy sự phát triển tổng hợp, đồng bộ các ngành kinh tế, đưa về nông thôn trên nửa triệu chuyên viên trung cao cấp, để tăng cường cho sản xuất nông nghiệp… Nhưng hệ thống quản lý mới này cũng nhanh chóng bộc lộ những thiếu sót cơ bản: làm suy yếu sự lãnh đạo tập trung theo kế họach và gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách kỹ thuật thống nhất  hạn chế tiến bộ kỹ thuật; do đó nhịp độ tăng trưởng kinh  tế chậm lại, hiệu quả thấp. Kế hoạch 7 năm (1959-1965) của Liên Xô xét trên hai mặt này có thể nói là không thành công. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 3 và tháng 9-1965 nhận định cơ chế quản lý đó không đáp ứng được yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất và quyết định cải cách kinh tế, nhằm hoàn thiện công tác quản lý kinh tế, tăng cường hiệu quả của nền sản xuất xã hội.

Hệ thống tổ chức quản lý kinh tế và cải cách kinh tế Liên Xô

Nội dung cơ bản của cuộc cải cách kinh tế ở Liên Xô:

-  Tổ chức lại hệ thống quản lý theo nguyên tấc ngành, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng lãnh thả; mở rộng quyền hạn và tính độc lập kinh doanh của các xí nghiệp và liên hợp sản xuất trên cơ sở thực hiện hạch toán kinh tế đầy đủ; quy định quan hệ hợp tác giữa các ngành, các cấp, xác định ba cấp quản lý: Bộ, liên hiệp xí nghiệp, xí nghiệp.

-  Cải tiến sự lãnh đạo tập trung theo kế hoạch, nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa, đổi mới hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh để kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp; xác định mối quan hệ giữa kế hoạch triển vọng, kế hoạch dàihạn và kế hoạch ngắn hạn.

-   Tăng cường các phương pháp kinh tế trong quản lý và vai trò của các đòn bẩy kinh tế nhằm khuyến khích người lao động, các xí nghiệp sản xuất quan tâm đến việc phát huy khả năng tiềm tàng của mình để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.