Pages

Subscribe:

Trung Quốc mở rộng quyền hạn và chế độ giao nộp lợi nhuận

     Từ 1978, nhà nước đã chú trọng mở rộng quyền hạn và chế độ giao nộp lợi nhuận với các doanh nghiệp nhà nước. Đến 1983, Trung Quốc đã thực hiện chuyển từ chế độ cấp phát sang chế độ “vay ngân hàng” đối với doanh nghiệp nhà nước. Năm 1984, cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước bước vào giai đoạn thực hiện chế độ khoán dựa vào nguyên tắc tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh.

     Mục đích làm sống động doanh nghiệp nhà nước, đưa doanh nghiệp hướng tới thị trường. Phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước đã chuyển từ quản lý trực tiếp thông qua kế hoạch mang tính pháp lệnh sang phương pháp quản lý gián tiếp là chính. Đến năm 1992, nhà nước chủ trương thông qua điều chỉnh mối quan hệ về quyền tài sản, thực hiện tách rời chức năng quản lý nhà nước và chức nàng kinh doanh của doanh nghiệp, lảm cho doanh nghiệp thực sự trở thành pháp nhân và chủ thể của thị trường. Thực hiện cơ chế nhà nước thống nhất sở hữu tài sản, chính quyền phân cấp quản lý, doanh nghiệp tự chủ kinh doanh. Năm 1994, nhà nước quyết định xây dựng thí điểm chế độ doanh nghiệp hiện đại bằng hàng loạt các biện pháp cải cách đồng bộ trên các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngoại thương v.v… Đến 1996, việc thí điểm chế độ doanh nghiệp hiện đại mở rộng ra cả nước. Đây là việc cải cách thể chế quản lý tài sản nhà nước, chế độ lao động và nhân sự, từng bước hoàn thiện chế độ bảo hiềm, đưa vào pháp quy thị trường các yếu tố sản xuất, đồng thời thúc đẩy sự di chuyển của các yếu tố sản xuất nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cải cách doanh nghiệp nhà nước.

     Kinh tế tư nhân với nhiều loại hình cũng được khuyến khích phát triển. Nhà nước đã quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư nhân. Theo quan điểm của Trung Quốc, kinh tế quốc hữu hay phi quốc hữu đều là những nhân tố tích cực trong phát triển kinh tế. Do vậy, nhà nước đã có các chính sách miễn giảm thuế, đơn giản thủ tục kinh doanh, tín dụng… nhằm khuyến khích đầu tư của tư nhân. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích đầutư nước ngoài và đầutư trong nước đã tạo nên sự biến đổi căn bản về loại hình doanh nghiệp, hình thức kinh doanh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp hợp tác liên doanh, doanh nghiệp cá thể, và các loại hình doanh nghiệp khác.

Trung Quốc mở rộng quyền hạn và chế độ giao nộp lợi nhuận

     Trong phát triển kinh tế, nhà nước đã thực hiện điều chỉnh phương hướng đầu tư giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Tính từ năm 1979, Trung Quốc đã giảm bớt quy mô và tốc độ phát triển của cống nghiệp nặng và tăng quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp nhẹ. Do vậy, cơ cấu của nền kinh tế đã bước đầu giảm được tỷ lệ mất cận đối giữa công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ 1991, Trung Quốc tham gia APEC. Xu thế tự do hóa thương mại và tự do hóa đầu tư đã buộc Trung Quốc gắn sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp vợi xu thế hội nhập. Việc phát triển cơ cấu ngành nghề được gắn với việc khai thác lợi thế so sánh trong trật tự phân công lao dộng quốc tế. Đầu tư trong công nghiệp bất đầu chú trọng vào một số ngành sử dụng nhiều vốn (công nghiệp nặng, hóa chất…) và một số ngành sử dụng kỹ thuật cao (viễn thông, điện tử, máytính…).