Pages

Subscribe:

Kinh tế thời kỳ nội chiến và can thiệp của nước ngoài (1918-1920)

Kinh tế thời kỳ nội chiến và can thiệp của nước ngoài (1918-1920)

    Cuối năm 1918, ở nước Nga có nội chiến do tầng lớp địa chủ, tư bản bị lật đổ đã nổi dậy chống chính quyền Xô Viết. Từ bên ngoài có sự can thiệp vũ .trang của 14 nước đế quốc do Anh, Pháp cầm đầu hòng bóp chết Nhà nước Xô Viết còn non trẻ. Cuộc nội chiến và sự can thiệp bằng vũ trang của nước ngoài làm cho nước Nga càng thêm khó khăn chồng chất.

     Để đối phó với tình hình đó, V.I. Lênin đã nêu ra khẩu hiệu: “Tất cả cho tiêu diệt kẻ thù” và thi hành chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” với nội dung cơ bản bao gồm các vấn đề như:

Kinh tế thời kỳ nội chiến và can thiệp của nước ngoài

-    Trưng thu lương thực thừa của nông dân, nhà nước độc quyền mua bán lúa mì để cung cấp cho thành thị và quân đội.

-   Nhà nước kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm không những đối với đại công nghiệp mà cả trung và tiểu công nghiệp.

-   Quốc hữu hóa cả những xí nghiệp vừa và nhỏ có từ 5 công nhân trở lên (nếu có động cơ) và 10 công nhàn trờ lèn (nếu không có động cơ). Nhà nước trực tiếp điều hành và quàn lý toàn bộ sản phẩm công nghiệp theo chế độ trực chi, trực thu.

-   Cấm các hoạt động buôn bán trao đồi; thực hiện chế độ tem phiếu, trực tiếp phân phối bằng hiện vật cho người tiêu dùng; xóa bỏ ngân hàng nhà nước.

-     Thi hành chế độ lao động cưỡng bức trong toàn dân.

-   Về lưu thông phân phối: Phưong châm là tất cả cho tiền tuyến và “có làm có hưởng”.

     Chính sách kinh tế cộng sản thời chiến là sự tập trung cao độ quyền lực kinh tế trong tay nhà nước để huy động tối đa nguồn lực cho cuộc chiến tranh ái quốc thắng lợi, giữ vững thành quả của Cách mạng tháng Mười. Khi đánh giá về chính sách đó, V.I. Lênin đã nói: Trong điều kiện chiến tranh mà chúng ta đã lâm vào thì về cơ bản chính sách đó là đúng . Đồng thời trong thời gian này, khí thế lao động của quân chúng được lên cao. Phong trào “Ngày thứ bảy lao động Cộng sản” – sáng kiên vĩ đại của công nhân đường sắt, đã được công nhân trong các ngành hưởng ứng và thực hiện trên toàn nước Nga. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” là một chính sách bất đắc dĩ. Nó ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, đất nước có chiến tranh nên việc điều hành, quản lý nền kinh tế mang tính chất hành chính, mệnh lệnh cưỡng bức và quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị thủ tiêu, nền kinh tế mang tính hiện vật cao.