Từ sau Hội nghị trung ương lần thứ 3 khóa XI (1978), Trung Quốc đã coi “Nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân và nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trước mắt là tập trung tinh lực làm cho nền nông nghiệp lạc hậu mau chóng phát triển”. Với tinh thần ấy, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh phải quan tâm đầy đủ tới lợi ích vật chất của người lao động, phải trả thù lao cho xã viên theo số lượng và chất lượng lao động, kiên quyết chống chủ nghĩa bình quân trong phân phối.
Trong nông nghiệp, chế độ đại công xã bị xóa bỏ, ở nông thôn Trung Quốc đã thực hiện chế độ khoán trong sản xuất nông nghiệp. Chế độ khoán thực chất là hình thức lao động hợp đồng, được ký kết giữa 3 bên: nhà nước, tập thể, hộ hay nhóm hộ nông dân; Sau khi ký kết, các đội sản xuất căn cứ vào kế hoạch của nhà nước và điều kiện cụ thể để giao ruộng đất và các tu liệu sản xuất cho các hộ hoặc nhóm hộ nhận khoán kinh doanh.
Chế độ khoán ở nông thôn Trung Quốc là hình thức cụ thể của việc tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất. Do vậy, người nông dânphát huy được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Qua thực tế, chế độ khoán đã làm cho kinh tế tập thể và hoạt động kinh doanh của gia đinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở bình đẳng, củng cố lợi thế hiện qua các hợp đồng kinh tế. Chế độ khoán có nhiều hình thức như khoán theo chuyên môn, tính thù lao theo sản lượng; khoán sản lượng tới tổ và tới hộ.
Sự đa dạng về hình thức khoán có ưu điểm là nó phù hợp với tình hình phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng, những hình thức khoán nốicùng song song tồn tại và bổ sung cho nhau. Hình thức khoán tới hộ dần dần trở thành phổ biến. Qua diễn biến nông nghiệp ở Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy chế độ khoán mang tính phổ biến, vì nó phù hợp với yêu cầu củaquy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ củalực lượng sản xuất. Sự phù hợp này được xem xét trên 3 mặt: mức độ công hữu, hình thức tổ chức quản lý và phân phối. Do vậy, vệ quan điểm, Trung Quốc coi chế độ khoán không phải là kế sách tạm thời, mà mang tính lâu dài, căn bản đã đề cập tới vấn đề trọng yếu là cải cách thể chế quản lý trong nông nghiệp trên khắp các vùng nông thôn Trung Quốc bao la với hàng triệu nông dân. Vì vậy, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “Phải củng cố và hoàn thiện chế độ khoán tới hộ dưới nhiều hình thức, lấy kinh doanh gia đình làm chủ yếu”
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế là gì