Trung Quốc đã chuyển thứ tự ưu tiên phát triển từ công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ – nông nghiệp sang nông nghiệp – công nghiệp nhẹ – công nghiệp nặng. Trong đường lối phát triển công nghiệp, Trung Quốc rất coi trọng vấn đề hiện đại hóa, coi hiện đại hóa công nghiệp là tiền đề để hiện đại hóa các ngành kinh tế khác. Hiện đại hóa công nghiệp bao gồm hai mặt là hiện đại hóa công nghệ và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế. Trong quá trình ấy, tăng cường lấy nông nghiệp làm cơ sở cho phát triển và công nghiệp nặng phải hỗ trợ cho công nghiệp nhẹ tăng trưởng ổn định.
Từ những năm 1990, đặc biệt khi bước sang thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc chú trọng phát triển những ngành công nghiệp hiện đại và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Trung Quốc nhấn mạnh, đặc trưng chủ yếu của mô hình công nghiệp hóa mới của Trung Quốc trong thời đại kinh tế tri thức là phải dựa vào các ngành khoa học mũi nhọn, trước hết là tin học. Trung Quốc coi “tin học hóa là sự lựa chọn tất yếu” để nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa; kiên trì“lấy tin học hóa lôi kéo công nghiệp hóa, lấy công nghiệp hóa thúc đẩy tin học hóa”; thực hiện mô hình công nghiệp hóa mới với hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, hiệu quả kinh tế tốt, tiêu hao tài nguyên thiên nhiên thấp, giảm ô nhiễm môi trường… Trung Quốc đưa ra nguyên tắc Cơ bản là xây dựng kinh tế phải dựa vào khoa học và công nghệ. Do vậy, sự phát triển khoa học – công nghệ kể cả trước mắt và dài hạn phải hướng vào công nghiệp hóa. Trong đường lối công nghiệp hóa Trung Quốc cũng chú trọng đến chiến lược phát triển bền vững và việc khai thác sức mạnh của Hoa kiều ở nước ngoài.
Đồng thời, Trung Quốc cũng chú trọng phát triển công nghiệp – các xí nghiệp hương trấn. Phương châm của Trung Quốc là “ly bất ly hương” nhằm tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho nông dân và ổn định đời sống nông thôn.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế thị trường là gì