Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Featured Posts

Trung Quốc mở rộng quyền hạn và chế độ giao nộp lợi nhuận

     Từ 1978, nhà nước đã chú trọng mở rộng quyền hạn và chế độ giao nộp lợi nhuận với các doanh nghiệp nhà nước. Đến 1983, Trung Quốc đã thực hiện chuyển từ chế độ cấp phát sang chế độ “vay ngân hàng” đối với doanh nghiệp nhà nước. Năm 1984, cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước bước vào giai đoạn thực hiện chế độ khoán dựa vào nguyên tắc tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh.

     Mục đích làm sống động doanh nghiệp nhà nước, đưa doanh nghiệp hướng tới thị trường. Phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước đã chuyển từ quản lý trực tiếp thông qua kế hoạch mang tính pháp lệnh sang phương pháp quản lý gián tiếp là chính. Đến năm 1992, nhà nước chủ trương thông qua điều chỉnh mối quan hệ về quyền tài sản, thực hiện tách rời chức năng quản lý nhà nước và chức nàng kinh doanh của doanh nghiệp, lảm cho doanh nghiệp thực sự trở thành pháp nhân và chủ thể của thị trường. Thực hiện cơ chế nhà nước thống nhất sở hữu tài sản, chính quyền phân cấp quản lý, doanh nghiệp tự chủ kinh doanh. Năm 1994, nhà nước quyết định xây dựng thí điểm chế độ doanh nghiệp hiện đại bằng hàng loạt các biện pháp cải cách đồng bộ trên các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngoại thương v.v… Đến 1996, việc thí điểm chế độ doanh nghiệp hiện đại mở rộng ra cả nước. Đây là việc cải cách thể chế quản lý tài sản nhà nước, chế độ lao động và nhân sự, từng bước hoàn thiện chế độ bảo hiềm, đưa vào pháp quy thị trường các yếu tố sản xuất, đồng thời thúc đẩy sự di chuyển của các yếu tố sản xuất nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cải cách doanh nghiệp nhà nước.

     Kinh tế tư nhân với nhiều loại hình cũng được khuyến khích phát triển. Nhà nước đã quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư nhân. Theo quan điểm của Trung Quốc, kinh tế quốc hữu hay phi quốc hữu đều là những nhân tố tích cực trong phát triển kinh tế. Do vậy, nhà nước đã có các chính sách miễn giảm thuế, đơn giản thủ tục kinh doanh, tín dụng… nhằm khuyến khích đầu tư của tư nhân. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích đầutư nước ngoài và đầutư trong nước đã tạo nên sự biến đổi căn bản về loại hình doanh nghiệp, hình thức kinh doanh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp hợp tác liên doanh, doanh nghiệp cá thể, và các loại hình doanh nghiệp khác.

Trung Quốc mở rộng quyền hạn và chế độ giao nộp lợi nhuận

     Trong phát triển kinh tế, nhà nước đã thực hiện điều chỉnh phương hướng đầu tư giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Tính từ năm 1979, Trung Quốc đã giảm bớt quy mô và tốc độ phát triển của cống nghiệp nặng và tăng quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp nhẹ. Do vậy, cơ cấu của nền kinh tế đã bước đầu giảm được tỷ lệ mất cận đối giữa công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ 1991, Trung Quốc tham gia APEC. Xu thế tự do hóa thương mại và tự do hóa đầu tư đã buộc Trung Quốc gắn sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp vợi xu thế hội nhập. Việc phát triển cơ cấu ngành nghề được gắn với việc khai thác lợi thế so sánh trong trật tự phân công lao dộng quốc tế. Đầu tư trong công nghiệp bất đầu chú trọng vào một số ngành sử dụng nhiều vốn (công nghiệp nặng, hóa chất…) và một số ngành sử dụng kỹ thuật cao (viễn thông, điện tử, máytính…).


Thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp của Trung Quốc

Nông nghiệp

     Nông nghiệp Trung Quốc hơn hai mươi năm qua phát triển nhanh chóng và tương đối ổn định, năm 1978 sản lượng lương thực là 304,7 triệu tấn, năm 1987 là 402 triệu tấn, năm 1997 là 494,1 triệu tấn. Năm 1998, sản lượng thịt đạt 43,55 triệu tấn, thủy sản đạt 38,54 triệu tấn. Năm 1980, tổng   giá trị sản lượng của nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi) mới đạt 192,26 tỷ nhân dân tệ, đến năm 1996 đạt 2.342,6 tỷ nhân dân tệ. Năm 2008, sản lượng lương thực đạt 528,7 triệu tấn, sản lượng bông 4,49 triệu tấn, sản lượng thịt 53,3 triệu tấn vv…

     Với sự phát triển của nông thôn Trung Quốc, hàng trăm triệu nông dân đã chuyển từ trạng thái kinh tế tự cấp tự túc sang kinh tế hàng hóa. Nông nghiệp Trung Quốc phát triển tương đổi ổn định đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn nguyên liệu nông nghiệp cung cấp cho cácngành công nghiệp tăng lên góp phần tăng thêm nguồn hàng xuất khẩu.

Thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp của Trung Quốc

Về công nghiệp

     Để phát triển công nghiệp, Trung Quốc đã tiến hành cải cách thể chế và chính sách trong công nghiệp để tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển “của các loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Trung Quốc xác định doanh nghiệp nhà nước là trụ cột của hệ thống công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung.

     Trước năm 1994, nhà nước căn cứ vào tính chất sở hữu để áp dụngnhững chính sách khác nhau, thực tế cũng nảy sinh ra những mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các loại hình doanh nghiệp. Từ sau 1994, cải cách thể chế doanh nghiệp nhà nước được tiến hành trong điều kiện cácthành phần kinh tế được- cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động kinh doanh. Nhà nước tập trung vào quản lý các doanh nghiệp nhá nước then chốt, liên quan đến quốc kế dân sinh, các doanh nghiệp nhỏ cho phép bán, cho thuê hay sáp nhập, giải thể. Đồng thời, nhà nước đã xúc tiến thử nghiệm chế độ cổ phần một số doanh nghiệp vào những năm 1980: Đến 1993, các doanh nghiệp nhà nước thí điểm chế độ cổ phần đã lên tới 3,000 đơn vị. số công tycó cổ phiếu được mua bán trên sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến lên tới 196 công ty, trong đó có 33 công ty phát hành cổ phiếu,giátrị cồ phiếu trên thị trường đạt 400 tỷ nhân dân tệ. Mục đích việc thựchiện chế độ cổ phần là thu hút tiền vốn của nhân dân trong nước hay tiền vốn nước ngoài và góp phần chuyển đổi cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời làm tăng thêm tính hiệu quả củanó trong động. Đương nhiên, chế độ cổ phần luôn gắn với sự tham gia của nhiều chủ thể đầu tư.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đặc điểm kinh tế thị trường

Những thành tựu trong các lĩnh vực về nông nghiệp

     Chế độ khoán trong nông nghiệp ở Trung Quốc bắt đầu từ năm 1979 và đãtrải qua hai giai đoạn: từ 1979 đến 1983 là giai đoạn hình thành các hình thức khoán, từ 1984 trở đi là giai đoạn tiến tới hoàn thiện chế độ khoán tới hộ. Nhìn chung, tới năm 1984, 100% các đội sản xuất đã thực hiện chế độ khoán.

     Bên cạnh đó, Trung Quốc tiến hành sửa đổi chính sách đất đai ở nông thôn thích ứng với cớ chế thị trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai vừa là tài nguyên tự nhiên, vừa là tài sản. Mục tiêu chính sách đất đai nông thôn là tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển và sử dụng đất , có hiệu quả. Đo vậy, việc xây dựng chính sách ruộng đất ở nông thôn thích ứng với cơ chế thị trường trên cơ sở khoán hộ gia đình phải xác định rõ quyền sở hữu của tập thể, quyền sử dụng của nông hộ, cần bảo vệ quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai theo tinh thần luật pháp. Việc xây dựng cơ chế chuyển dịch đất đai có hiệu quả sẽ kết hợp tối ưu lao động, tiền vốn, kỹthuật, Quyền sở hữu và quyền sử dụng đều chịu sự chi phối, giám sát và bảo vệ từ phía luật pháp. Đất đai không thể tùy tiện chuyển sang-sử dụng. Với mục đích phi nông nghiệp, người kinh doanh tiếp nhận sự chuyển nhượng phải có điều kiện nhất định, số lượng chuyển nhượng bi hạn chế. Sự động của đất đai trong kinh tế thị trường là sự chuyển dịch sử dụng trên cơ sở đất đai công hữu và khoản hộ gia đinh. Do đó, nó không làm thay đồi tính chất sở hữu của đất đai vì nó khác với sự vận động đất đai trên cơ sở tư hữu.

Những thành tựu trong các lĩnh vực về nông nghiệp

     Trong điều kiện kinh tế thị trường, nông sản phẩm đều là hàng hóa nhừ các sản phẩm khác. Để giải quyết mâu thuẫn về quan hệ cung cầu nông sản phẩm, chính phủ đã xâydựng cơ ché ổn định thị trường nông sản phẩm. Hệ thống, trợ giá nông phẩm và cơ chế ổn định thị trường đã được hình thành nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của người nông dân. Nhà nước đã thiết lập quỹ rủi ro, xây dựng hệ thống dự trữ riêng và cơ chế điều tiết xuất nhập khẩu cho nông sản. Từ năm 1990, với chính sách tự do hóa giá cả nên giá nông phẩm trên thị trường về cơ bản do quan hệ cung cầu điều tiết.

     Để phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho sản xuất để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, nhà nước đã chú trọng đầu tư cho khu vực này. Năm 1984 chiếm 13,7% trong tổng số chi ngân sách tương đương 14,12 tỷ nhân dân tệ. Bên cạnh đó, nhà nước còn thi hành chính sách mở rộng tín đụng nông thôn. Sự trợ giúp về vốn đối với kinh tế gia đình là điều kiện để mở rộng tái sản xuất và áp dụng khoa học – kỹ thuật. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn chuyển mạnh sang kinh tế hàng hóa. Năm 1985, hệ thống hợp tác xã tín dụng nông thôn đã có mạng lưới rộng lớn gồm 406.518 đơn vị cơ sở.

     Trung Quốc còn chú ý kiện toàn hệ thống cơ quan phổ biến khoa học – kỹ thuật nông nghiệp theo các cấp chính quyền huyện, xã, thôn. Trong quá trình phát triển khoa học – kỹ thuật nông nghiệp, Trung Quốc chú ý kết hợp giữa phổ biến khoa học – kỹ thuật với xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội hóa và hoạt động theo phương châm: dựa vào phổ biến kỹ thuật để kinh doanh, đồng thời dựa vàokinh doanh để phổ biến kỹ thuật, kiên trì đi theo con đường tự tích lũy để phát triển khoa học – kỹ thuật.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế

Nông nghiệp là nền móng cho sự phát triển của nền kinh tế

     Từ sau Hội nghị trung ương lần thứ 3 khóa XI (1978), Trung Quốc đã coi “Nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân và nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trước mắt là tập trung tinh lực làm cho nền nông nghiệp lạc hậu mau chóng phát triển”. Với tinh thần ấy, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh phải quan tâm đầy đủ tới lợi ích vật chất của người lao động, phải trả thù lao cho xã viên theo số lượng và chất lượng lao động, kiên quyết chống chủ nghĩa bình quân trong phân phối.


     Trong nông nghiệp, chế độ đại công xã bị xóa bỏ, ở nông thôn Trung Quốc đã thực hiện chế độ khoán trong sản xuất nông nghiệp. Chế độ khoán thực chất là hình thức lao động hợp đồng, được ký kết giữa 3 bên: nhà nước, tập thể, hộ hay nhóm hộ nông dân; Sau khi ký kết, các đội sản xuất căn cứ vào kế hoạch của nhà nước và điều kiện cụ thể để giao ruộng đất và các tu liệu sản xuất cho các hộ hoặc nhóm hộ nhận khoán kinh doanh.


Nông nghiệp là nền móng cho sự phát triển của nền kinh tế


Chế độ khoán ở nông thôn Trung Quốc là hình thức cụ thể của việc tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất. Do vậy, người nông dânphát huy được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Qua thực tế, chế độ khoán đã làm cho kinh tế tập thể và hoạt động kinh doanh của gia đinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở bình đẳng, củng cố lợi thế hiện qua các hợp đồng kinh tế. Chế độ khoán có nhiều hình thức như khoán theo chuyên môn, tính thù lao theo sản lượng; khoán sản lượng tới tổ và tới hộ.


     Sự đa dạng về hình thức khoán có ưu điểm là nó phù hợp với tình hình phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng, những hình thức khoán nốicùng song song tồn tại và bổ sung cho nhau. Hình thức khoán tới hộ dần dần trở thành phổ biến. Qua diễn biến nông nghiệp ở Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy chế độ khoán mang tính phổ biến, vì nó phù hợp với yêu cầu củaquy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ củalực lượng sản xuất. Sự phù hợp này được xem xét trên 3 mặt: mức độ công hữu, hình thức tổ chức quản lý và phân phối. Do vậy, vệ quan điểm, Trung Quốc coi chế độ khoán không phải là kế sách tạm thời, mà mang tính lâu dài, căn bản đã đề cập tới vấn đề trọng yếu là cải cách thể chế quản lý trong nông nghiệp trên khắp các vùng nông thôn Trung Quốc bao la với hàng triệu nông dân. Vì vậy, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “Phải củng cố và hoàn thiện chế độ khoán tới hộ dưới nhiều hình thức, lấy kinh doanh gia đình làm chủ yếu”



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế là gì

Cơ cấu kinh tế Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa

     Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng giảm tuy giá trị tuyệt đối vẫn tăng, đồng thời tỷ trọng củacông nghiệp, dịch vụ tăng lên nhờ sự tăng trưởng với tốc độ cao của ngành công nghiệp và dịch vụ.

    Thực tế, trong thời gian đầu sau cải cách và mở cửa, phần lớn sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc được đóng góp bởi các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ trình độ thấp và theo hướng xuất khẩu của nền kinh tế. Tỷ lệ hàng công nghiệp trong tổng xuất khẩu năm 1980 không tới 50% nhưng năm 2008 đã tăng lên gần 95%. Theo thời gian, Trung Quốc đã từng bước leo lên những nấc thang công nghệ cao hơn và có sự đổi mới mạnh hơn trong một số ngành cụ thể như ngành điện tử và côngnghệ sinh học. Hàng công nghiệp xuất khẩu từ chỗ chủ yếu là các ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn như hàng may mặc, giày dép, sản xuất chơi… đã dần được thay thế bằng những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như các loại máy móc dùng cho văn phòng và thiết bị viễn thông. Ngoài ra, xuất khẩu thép và xe hơi cũng tăng nhanh. Hiện nay, ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò là xương sống củanền kinh tế Trung Quốc.

Cơ cấu kinh tế Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa

     Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của kinh tế dịch vụ ngày càng có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh, tế đất nước. Các loại hình kinh tế dịch vụ về tài chính, tiền tệ, thương mại, chuyển giao công nghệ, du lịch v.v… đã hình thành và phát triển theo yêu cầu mở rộng của kinh tế thị trường cũng như quá trình hội nhập và mở cửa. Trong giai đoạn 1978-1997, nhịp độ tăng trưởng bình quân của du lịch là 20%. Trung Quốc trở thành nước đứng thứ 8 trên thế giới về du lịch với thu nhập là 12,1 tỷ USD năm 1997. Thị trường vốn ở Trung Quốc cũng có những chuyển biến tích cực. Các ngân hàng chuyên doanh, các tổ chức kinh doanh hảo hiểm, uỷ thác và chứng khoán có sự tham gia của nước ngoài đã được hình thành. Năm 1998, bên cạnh 7 ngân hàng quốc hữu, 3 ngân hàng chính sách, Trung Quốc còn có gần 100 ngân hàng cổ phần, 170 ngân hàng nước ngoài, 239 công ty đầu tư tín dụng, 100 công ty chứng khoán. Các dịch vụ về khoa học – kỹ thuật cũng được chú trọng phát triển và có những đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới cồng nghệ, nâng cấp hiện đại hóa công nghiệp. Trung Quốc cũng chú ý xuất khẩu kỹ thuật ra nước ngoài, từ năm 1979 đến 1987, Trung Quốc đã xuất 200 hạng mục kỹ thuật với giá trị 220 triệu USD. Dịch vụ xuất khẩu lao động cũng đóng góp phần quan trọng vào thu nhập quốc dân củaTrung Quốc. Tính đến năm 1988, Trung Quốc đã xuất khẩu lao động tới 117 nước và khu vực, thu về 10,3 tỷ USD.

      Năm 2010, ngành nông nghiệp đóng góp 10,9% GDP, công nghiệp 48,6% và dịch vụ là 40,5%. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2010 chỉ còn 39,5% trong tổng số 812,7 triệu lao dộng làm việc trong khu vực nông nghiệp, còn 27,2% làm việc trong khu vực công nghiệp và 33,3% trong khu vực dịch vụ.

     Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Trung Quốc diễn ra đúng hướng, nó phù hợp với một quốc gia có nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp đang vươn lên trong quá trình công nghiệp hóa. Đó chính là kết quả của quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và những định hướng đúng đắn về thực hiện chiến lược công nghiệp hóa theo hướng mở cửa hội nhập.

     Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cơ cấu thành phần kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch. Tỷ họng của bộ phận kinh tế quốc hữu có xu hướng giảm xuống trong khi tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân đã tăng lên.

     Nhờ chính sách cái cách và mở cửa, hơn 400 triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh nghèo đói khi công cuộc cải cách và mở cửa được đầu từ những năm 1980. Theo thời gian, sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế đã kéo theo sự gia tăng liên tục của GDP bình quân đầu người tiêu tổng hợp nhất về trình độ phát triển. Các dữ liệu cho thấy GDP bình quân đầu người củaTrung Quốc đã tăng từ 155 USD vào năm 1978 đến hơn 4.000 USD năm 2010. Đó là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vị một số chi tiêu phát triển khác.